Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, có nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến các sự cố có thể xảy ra gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống. Bài viết hôm nay, chúng ra sẽ cùng nhau tìm hiểu những sự cố đó là gì và giải pháp khắc phục chúng.
1 Hệ thống xử lý nước thải hoạt động khi không có nước thải
Khi không có nước thải quần thể sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải sẽ thiếu thức ăn và xảy ra hiện tượng phân hủy nội bào. Vi sinh vật chết sẽ nổi trên bề mặt bể sinh học và bể lắng dẫn đến mất hoạt tính và thất thoát vi sinh, ngoài ra còn làm gia tăng lượng cặn lơ lửng trong nước. Có nhiều nguyên nhân khác nhau tác động đến việc phát sinh nước thải của công trình.
Giải pháp:
- Giảm lượng nước thải đầu vào từ 20 – 30% mức bình thường.
- Tích trữ nhiều nước thải trong bể điều hòa hoặc bể chứa.
- Giảm lượng oxy cung cấp xuống mức thấp (DO khoảng 1-2mg/l) để duy trì hệ vi sinh.
- Duy trì, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh. Có thể bổ sung nguồn Cacbon từ ngoài vào (như mật rỉ, acetate, methanol…)
- Loại bỏ lượng vi sinh vật chết trong hệ thống để tránh hiện tượng sinh khối phân hủy kỵ khí sinh ra các chất độc, gây ảnh hưởng cho hệ thống.
2 Sự cố với thiết bị – máy móc
Sự cố với máy bơm:
Máy bơm hoạt động nhưng không lên nước, cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau:
- Kiểm tra nguồn điện cung cấp có ổn định không, có đủ áp.
- Kiểm tra buồng bơm, cánh bơm có bị chèn vật nào vào không.
Kiểm tra nếu lúc bơm có âm thanh lạ thì cần ngừng bơm ngay lập tức và tìm ra nguyên nhân để khắc phục, sửa chữa.
Nên trang bị hai máy bơm để tăng tuổi thọ thiết bị và dự phòng khi một máy bơm gặp sự cố hay cần bơm với lưu lượng lớn.
Sự cố khi thổi khí các bể xử lý nước thải:
- Cần cung cấp đủ oxy cho hệ thống. Khi oxy cung cấp thiếu bùn hoạt tính sẽ trở nên sẫm màu, có mùi hôi và làm giảm chất lượng nước sau xử lý.
- Cần phải giảm ngay lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống hoặc ngưng hẳn khi máy sục khí hỏng mà không có máy dự phòng.
- Cần kiểm tra lại hoạt động của máy thổi khí, đồng hồ áp, tình trạng đóng / mở của các van khí, đường ống phân phối khí khi lượng oxy trong bể không đủ.
Sự cố máy khuấy chìm dưới đáy các bể xử lý nước thải:
- Cần đảm bảo quá trình đảo trộn bùn hoạt tính trong bể thiếu khí. Để quá trình tiếp xúc của bùn và các chất ô nhiễm được diễn ra thuận lợi
- Bùn sẽ lắng đọng, chuyển sang màu đen, có mùi hôi và làm giảm chất lượng nước sau xử lý.
3 Sự cố ở bể lắng
Lớp bùn phủ bị chảy ra ngoài theo dòng thải:
- Do chất hữu cơ quá tải. Khắc phục: giảm tải lượng hữu cơ.
- Do pH thấp. Khắc phục: thêm độ kiềm.
- Do sự tăng trưởng của vi khuẩn sợi. Khắc phục: thêm dinh dưỡng, dùng Clo hay H2O2 tạt lên lớp bùn nổi
- Do thiếu hụt dinh dưỡng. Khắc phục: thêm dinh dưỡng.
- Do độc tính. Khắc phục: xác định nguồn, bổ sung tiền xử lý.
- Do sục khí quá nhiều. Khắc phục: giảm sục khí.
Một lượng lớn các hạt rắn nhỏ rời khỏi bể lắng:
- Do bùn già. Khắc phục: giảm tuổi bùn, gia tăng dòng thải.
- Do sự xáo trộn quá mức. Khắc phục: giảm sự xáo trộn, kiểm soát lưu lượng thổi khí.
Một lượng lớn các bông bùn li ti bị cuốn trôi khỏi bể lắng:
- Do tốc độ tăng trưởng của bùn. Khắc phục: tăng tuổi bùn.
- Do bùn hoạt tính mới, yếu. Khắc phục: giảm nước thải.
Bùn lắng tốt, nhưng lại nổi lên bề mặt trong thời gian ngắn:
Do sự khử nitrat hóa. Khắc phục: tăng tốc độ tuần hoàn, điều chỉnh thời gian lưu bùn để hạn chế sự khử nitrat.
4 Các hiện tượng bất thường trong quá trình vận hành
Bề mặt của bể hiếu khí bị bao phủ bởi lớp bọt nhờn, dày:
- Do bùn quá già. Khắc phục: giảm tuổi bùn. Tăng lượng nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
- Do quá nhiều dầu và chất béo trong hệ thống. Khắc phục: tăng cường loại bỏ chất béo. Sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt. Bổ sung các bể tiền xử lý.
- Do các vi khuẩn váng bám tạo bọt. Khắc phục: tăng lưu lượng sục khí
Xuất hiện những đám bọt lớn trên bề mặt bể hiếu khí:
- Do bùn hoạt tính trẻ, lượng bùn ít. Khắc phục: tăng tuổi bùn, giảm cung cấp nước thải, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
- Do các chất tẩy rửa. Khắc phục: hạn chế các chất hoạt động bề mặt, sử dụng các chất bơm kiểm soát bọt.
Sự cố bọt màu trắng nổi bọt to có lẫn bùn màu nâu đen:
Nguyên nhân: Vi sinh vật bị chết, lượng vi sinh vật này tiết ra chất nhầy có mùi nồng, từ đó hình thành các bọt khí trên bề mặt, bùn vi sinh bị chết hoặc có hoạt tính yếu sẽ bám lên các bọt khí đó.
- Khắc phục:
- Ngay lập tức tiến hành tắt sục khí để lắng khoảng 60 phút, tiến hành bơm nước thải trong bể hiếu khí ra vì trong nước thải có chứa các chất ức chế vi sinh vật.
- Tiếp theo, bơm nước thải sạch vào bể hiếu khí và tiến hành sục khí 30 phút và để lắng, tiếp tục bơm nước ra để pha loãng các chất gây ức chế.
- Sau đó cho nước thải vào đầy bể hiếu khí và tiến hành sục khí trong khoảng 2 giờ để vi sinh làm quen và tiến hành nạp nước thải hoạt động lại bình thường.
Mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải:
Khi hệ thống hoạt động ổn định thì sẽ không sinh mùi. Hệ thống phát sinh mùi khi lượng khí cung cấp để xáo trộn trong bể điều hòa quá ít làm xảy ra hiện tượng phân hủy kỵ khí. Bùn chết phân hủy ở bể lắng cũng phát sinh mùi hôi.
Trên đây là những sự cố thường gặp phải trong quá trình vận hành hệ thống mà Vũ Hoàng đã tổng hợp lại. Nếu bạn đọc có bất kì thắc mắc gì về vận hành hệ thống xử lý nước thải thì hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn nhé! Hóa chất Vũ Hoàng chuyên cung cấp các dịch vụ thiết kế xây dựng hệ thống xử lý nước thải, vận hành thuê hệ thống xử lý nước thải, cung cấp hóa chất, thiết bị vận hành… luôn sẵn lòng đồng hành cùng quý vị.
Liên hệ với chúng tôi:
Hà Quang Ngọc
Hotline: 0913762386
website: https://vuhoangent.com/
email: [email protected]