Xử lý nước thải y tế, bệnh viện1. Giới thiệu về nước thải y tế:Nước thải y tế là dung dịch thải từ các cơ sở khám, chữa bệnh. Nguồn tiếp nhận nước thải là các nguồn: nước mặt, vùng nước biển ven bờ, hệ thống thoát nước, nơi mà nước thả y tế thải vào. Nước thải y tế chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, nó được xếp vào danh mục chất thải nguy hại. Nước thải bệnh viện ngoài các yếu tố ô nhiễm thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. 2. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện:Nước thải bệnh viện bao gồm 02 nguồn : nước thải y tế và nước thải sinh hoạt: + Nước thải y tế: phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện. Ví dụ: Pha chế thuốc, tẩy khuẩn, lau chùi dụng cụ y tế, các mẫu bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân, nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, các hóa chất, dung môi trong dược phẩm…, + Nước thải sinh hoạt: Sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và công nhân của bệnh viện, từ các nhà vệ sinh, giặt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh.. 3. Các thành phần ô nhiễm:Các thành phần chính của nước thải bệnh viện gây ô nhiễm môi trường là: – Các chất hữu cơ; – Các chất dinh dưỡng; – Các chất rắn lơ lửng; – Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm… – Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh; – Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải bệnh viện
|
Ngoài các nguồn thải này, trong nước thải bệnh viện còn chứa một phần nước thải từ quá trình chụp X quang, các chất phóng xạ.
Do vậy việc xử lý nước thải y tế rất cần thiết và triệt để. Dưới đây là quy trình công nghệ xử lý nước thải ngành y, mới bạn đọc xem tiếp.
4. Những công nghệ xử lý nước thải y tế phổ biến hiện nay
Các loại nước thải bệnh viện từ các khu phát sinh trong quá trình sản xuất được thu gom tập trung về hố thu, từ đó nước được chảy vào bể điều hòa để tham gia quá trình xử lý chính thông qua hệ thống xử lý nước thải bệnh viện sau:
4.1. Bể thu gom và tách mỡ
Nước thải phát sinh từ bệnh viện sẽ theo đường ống dẫn vào bể này sau đó sẽ từ bể thu gom sẽ được bơm qua bể điều hòa.
4.2. Bể điều hòa
Đây là bể tiếp nhận nước thải để chuẩn bị cho quá trình xử lý chính. Bể có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải, chế độ làm việc ổn định và liên lục có công trình xử lý, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải trong bể điều hòa được sục khí liên tục từ máy thổi khí và hệ thống đĩa phân phối khi nhằm tránh hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.
4.3. Bể UASB
Bể này có ưu điểm chính của bể UASB là có khả năng xử lý các loại nước thải có hàm lượng BOD, COD cao đặc biệt là nước thải dược phẩm. Việc xử lý nước thải bằng UASB là quá trình xử lý sinh học kỵ khí, trong đó nước thải sẽ được phân phối từ dưới lên và được khống chế vận tốc phù hợp để xử lý nước thải bệnh viện nhanh chóng và hiệu quả mới.
4.4. Bể sinh học MBBR
Phương pháp sinh học hiếu khí sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy các chất hữu cơ nhờ vi sinh vật gọi là quá trình oxy hóa sinh hóa.
4.5. Bể khử trùng
Nguồn nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn hàng triệu vi khuẩn trong 100ml. Khi có Chlorine vào nước, dưới tác dụng chảy rối do cấu tạo vách ngăn của bể và Chlorine là có tính oxi hóa mạnh mẽ khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh vật gây phản ứng khiến vi sinh vật bị tiêu diệt.
4.6. Bể lắng
Ở bể này sẽ diễn ra quá trình tách bùn hoạt tính và nước thải đã qua xử lý sinh học. Nước sau khi lắng tiếp tục được dẫn qua bể trung gian chứa bùn để bơm vào hế thống lọc áp lực. Phần bùn cặn lắng xuống đáy bể sẽ được bơm tuần hoàn lại bể hiếu khí, một phần bùn dư được thải bỏ định kỳ qua bể chứa bùn.
4.7. Bể lọc áp lực
Bể lọc áp lực có tác dụng loại bỏ toàn bộ hàm lượng chất rắn lơ lửng có trong nước thải mà không lắng được bởi quá trình lắng thông thường.
4.8. Bể chứa bùn
Lượng bùn từ bể lắng được thu gom dẫn về bể chứa bùn trước khi đem thải bỏ định kỳ theo đúng quy định của pháp luật. Phần nước sau khi tách bùn có chất lượng thấp sẽ đưa tuần hoàn lại bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
5. Quy trình xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả
5.1. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải bệnh viện
5.2. Diễn giải quy trình xử lý nước thải bệnh viện
- Nước thải bệnh viện theo mạng lưới thoát nước riêng sẽ được dẫn đến hồ thu. Trước khi vào hố thu, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn ra khỏi nước thải để đảm bảo sự hoạt động ổ định của các công trình xử lý tiếp theo. Qua quá trình này nước sẽ được bơm sang bể điều hòa.
- Nước được xử lý chuyển sang bể điều hòa máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng cặn ở bể ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải được bơm từ bể điều hòa vào bể UASB.
- Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas như CO2, CH4, H2S, NH3…
- Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và MBBR. hai bể này kết hợp là bước tiến của kỹ thuật xử lý nước thải y tế. Với diện tích tiếp xúc từ 350 m2 – 400m2/m3. nhờ vậy sự trao đổi chất nitrat diễn ra nhanh hơn nhờ vào mật độ vi sinh lớn, tập trung vào giá thể lưu động. Vi sinh được di động khắp nơi trong bể lúc xuống lúc lên. Vì thế các sinh vật đã có nơi để bám dính trong bể nên chúng ta không cần sử dụng đến bể lắng sinh học nữa, mà chỉ cần lọc thô rồi khử trùng nước.
- Tiếp theo nước được bơm lên bể lọc áp lực gồm các lớp vật liệu như: Sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất, hữu cơ hòa tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học.
- Nước sau khi lọc qua bể lọc áp lực được yêu cần xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định hiện hành của pháp luật. Bùn, cặn bẩn ở bể chứa bùn được gom lại bơm qua máy ép bùn băng tải để lọc bỏ nước, giảm khối tích bùn.
- Tại bể chứa bùn, không khí được cấp và bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ.
Hiện nay để đảm bảo chất lượng xử lý nước thải bệnh viện phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nhìn chung các nguồn thải trên đều mang mầm bệnh rất lớn và khả năng lây nhiễm rất cao cho con người và môi trường xung quanh. Do vậy việc thu gom và xử lý nước thải để nước thải bệnh viện là việc làm hết sức cần thiết ở mỗi quốc gia.
Liên hệ: Vũ Hoàng ENT
Hotline: 0945609898
Email: [email protected]
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.