Các chỉ tiêu như TSS, BOD và COD rất quan trọng trong xử lý nước thải nói chung. Vì vậy nên cần được duy trì và xử lý đúng cách để hệ thống hoạt động ổn định và hiệu quả hơn . Vậy làm thế nào để cân bằng các chỉ tiêu này , cùng Vu Hoang ENT tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Phương pháp xử lý TSS trong nước
TSS là gì? TSS chính là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh – Total suspended solids. Dịch sang nghĩa tiếng Việt có nghĩa là chất rắn lơ lửng. Các hạt chất rắn có thể tồn tại ở dạng hữu cơ, vô cơ hoặc các hạt chất lỏng không trộn lẫn nước.
Nguồn nước thải có chứa hàm lượng TSS quá lớn dẫn tới hiện tượng bồi lắng. Theo thời gian nó sẽ tích tụ dưới đáy và làm tắc nghẽn thay đổi địa hình các khu vực.
Trong đó, tác động dễ thấy nhất là qua cảm quan bằng mắt gây đục nước. Khi chứa quá nhiều TSS làm hạn chế và ngăn cản ánh sáng quang hợp của các loài thực vật thủy sinh và khi đó hàm lượng DO cũng giảm theo. Đồng thời, TSS quá lớn làm tăng nhiệt độ nước ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của VSV .
Đặc biệt , TSS còn là nguyên nhân gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước và tảo nở hoa. Vậy làm thế nào để xử lý TSS trong nước ?
- Lắng thông thường: xây dựng ao, hồ lắng tự nhiên để xử lý TSS cùng kim loại và nhiều chất dinh dưỡng trong nguồn thải. Điều này cần được duy trì thường xuyên với không gian diện tích đáng kể mới đảm bảo đem lại hiệu quả cao.
- Lắng thủy động lực học: sử dụng lực xoáy để khử TSS. Cách này, người ta thường dùng máy phân tách đặt tại khu vực nước đầu vào của hệ thống để tách chất rắn ra khỏi nước.
- Phương pháp lọc: là phương pháp xử lý phổ biến nhất dưới tác dụng của quá trình lý – hóa – sinh để xử lý chất ô nhiễm.
- Sử dụng hệ thống vi sinh: ứng dụng chung VSV xử lý nước thải có khả năng phân hủy chất hữu cơ và tạo bông bùn lớn nên TSS dễ lắng xuống đáy và nước sẽ được làm trong hơn.
Phương pháp giảm COD trong nước thải.
Nhu cầu ôxy hóa học (COD – viết tắt từ tiếng Anh: chemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat (K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.
Đối với hệ thống xử lý nước thải, chỉ tiêu COD ( nhu cầu oxy hóa học ) rất quan trọng để oxy hóa chất ô nhiễm. Tuy nhiên nồng độ COD quá cao rất dễ giảm nồng độ DO, vậy làm cách nào để giảm COD?
- Hóa chất keo tục dùng PAC hoặc phèn nhôm, phèn sắt để kết tủa TSS thành khối bùn lớn hơn. Nhờ vậy mà nồng độ COD cũng giảm theo. Để mang lại kết quả tốt hơn cần tăng cường quá trình trộn và lắng.
- Vi sinh vật: ứng dụng VSV hiếu khí và kỵ khí để phân hủy chất hữu cơ nên nồng độ COD cũng giảm theo.
- Hóa chất oxy hóa bằng cách dùng Clo, hydrogen peroxide và ozone có tính oxy hóa để giảm COD trong nước. Cách này thường thích hợp với nguồn nước ít chất hữu cơ, phenol, chất hoạt động bề mặt,…
- Sử dụng phản ứng Fenton, người ta thường dùng hydroxyl peroxit phản ứng với Fe ( III ) để phân hủy chất hữu cơ chuyển hóa thành co2 và nước. Đồng thời nhờ giải pháp này mà hàm lượng con cũng giảm theo.
- Lọc và hấp phụ than hoạt tính được sử dụng để loại bỏ chất hữu cơ, ozone hoặc clo còn sót lại . Không chỉ làm giảm COD mà còn giúp khử mùi, màu và nhiều hóa chất độc hại khác.
Phương pháp giảm BOD trong nước thải
Nhu cầu ôxy hóa sinh học hay nhu cầu ôxy sinh học (ký hiệu: BOD, từ viết tắt trong tiếng Anh của Biochemical (hay Biological) Oxygen Demand) là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật.
BOD là nhu cầu oxy sinh học mà các VSV phân hủy thành chất hữu cơ. Vì thế mà việc thiết kế HTXLNT người ta thường quan tâm đến chỉ tiêu BOD và COD trong nguồn thải. Nồng độ BOD lớn thường gây hại cho nước, vậy làm thế nào để cân bằng BOD hiệu quả hơn?
- Xử lý BOD sơ cấp quy trình xử lý nước thải sơ cấp loại bỏ đến 30 % BOD bằng cách lắng. Chất rắn hữu cơ được loại bỏ chủ yếu là bùn và chúng có khả năng cung cấp nguồn năng lượng lớn.
- Xử lý BOD thứ cấp BOD được loại bỏ nhờ VSV hiếu khí thông qua cơ chế sục khí và phân hủy chất hữu cơ.
- Xử lý BOD bằng quá trình kỵ khí, hàm lượng BOD giảm nhờ VSV kỵ khí. Điều này thể hiện khi xử lý nước thải nhà máy bia, thực phẩm, mía đường, …
Trên đây là một số cách để giảm thiều TSS, COD và BOD trong nước thải. Nếu có bất kỳ câu hỏi thắc mặc hoặc cần tư vấn vui lòng liên hệ cho chúng tôi:
Vũ Hoàng ENT- Công ty xử lý nước thải:
HOTLINE: 0945609898
Email: [email protected]