Giống như những thiết bị, máy móc thông thường, hệ thống xử lý nước thải cũng cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, đảm bảo máy móc hoạt động trơn tru, đạt hiệu quả cao nhất. Việc bảo trì bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải cũng cần có những quy trình nhất định cùng với các công việc cụ thể như sau:
1. Vệ sinh song chắn rác
Song chắn rác là nơi các loại rác có kích thước lớn được giữ lại trước khi đi vào bể chứa nước thải. trong hệ thống sẽ mắc rác ở xung quanh và trong song chắn. Lượng rác này sẽ mắc ở xung quanh và trong song chắn, nếu không được vớt ra định kỳ sẽ dẫn đến đầy và tràn ra ngoài bể điều hòa. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các thiết bị như bơm chìm, gây tắc bơm, đường ống, đĩa phân phối..
2. Bơm nước thải đặt chìm
Một trong những thiết bị vô cùng được chú trọng trong quy trình bảo trì, bảo dưỡng chính là bơm nước thải đặt chìm. Loại bơm chìm này cần được tiến hành bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra thường xuyên. Trong quá trình hoạt động, bơm cần đảm bảo dầu bôi trơn được cấp liên tục, tránh khô cạn. Để bơm hoạt động tốt cần chắc chắn dầu máy đã cho vào đúng và đủ số lượng, chủng loại, các thông số kỹ thuật, điện đã lắp đấu đúng tiêu chuẩn.
Các động cơ khi có các dấu hiệu hoạt động bất thường như rung, gây tiếng ồn, có mùi khác lạ cần được ngưng sử dụng, và báo ngay cho đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra thiết bị.
Bảo dưỡng bơm chìm thường được thực hiện với cá bước cơ bản sau:
+ Vệ sinh thân bơm, đảm bảo đường ống sạch sẽ, không bị tắc, đóng cặn, không bị nứt, vỡ.
+ Buồng bơm: Đảm bảo thông thoáng buồng bơm, trục cánh bướm không bị kẹt, dùng khí nén thổi sạch bụi bẩn. Di chuyển cánh bơm, các chi tiết khác để vệ sinh, đảm bảo khô ráo trước khi lắp đặt.
+ Động cơ: Kiểm tra độ nhớt, độ cách điện, tránh va đập vào vùng tiếp giáp dây cấp nguồn.
+ Dầu làm mát cần bảo dưỡng định kỳ, thay dầu định kỳ, không nên để hỏng hoặc mất các chi tiết của bơm.
+ Sau khi bảo dưỡng xong, cần kiểm tra lại các điều kiện đảm bảo vận hành tốt. Dầu làm mát giúp điểm đấu nối điện được đảm bảo độ cách nhiệt cao.
3. Kiểm tra máy thổi khí
Khi thực hiện kiểm tra máy thổi khí, cần tắt và cắt nguồn điện cung cấp và sử dụng đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn.
Phương thức kiểm tra là áp lực đầu thải. Cần đảm bảo chắc chắn rằng giá trị hiện trên máy đo ở bên dưới sẽ báo trên mâm quay. Van máy đo áp nên được đóng trong suốt quá trình vận hành và chỉ mở khi cần kiểm tra.
Máy đo áp dễ bị hư hại bởi rung lắc của máy thổi khí nên cần có chuyên môn và kỹ thuật tốt để thực hiện.
Loại bỏ dầu cũ và thay dầu mới để bôi trơn máy.
4. Bảo trì bảo dưỡng đĩa phân phối khí và hệ thống đường ống
Kiểm tra từng đĩa khí và xịt rửa bề mặt đĩa.
Kiểm tra đường ống dẫn khí dưới đáy bể, đảm bảo lưu thông thông thoáng, không nứt, bục, tắc nghẽn.
Quá trình này cần chuẩn bị đồ bảo hộ như áo lội nước, khẩu trang hoạt tính, giẻ lau, vòi xịt…
Trên đây là những công việc cơ bản trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, tùy vào cấu trúc từng hệ thống sẽ thiết kế một quy trình cụ thể. Để đảm bảo hệ thống nước thải được xử lý đúng cách, an toàn trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng, cần có kỹ thuật chuyên môn cao thực hiện.
Nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn trong quá trình vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải, hiện nay hóa chất Vũ Hoàng có cung cấp dịch vụ vận hành thuê hệ thống xử lý nước thải, giúp cho các doanh nghiệp không cần phải lo lắng tìm kiếm nhân lực cho vấn đề này. Với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi đã đào tạo ra đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp, có thể phát hiện sớm và xử lý tất cả những vấn đề của hệ thống.
Để biết thêm chi tiết về dịch vụ, vui lòng liên hệ:
Mr. Hà Quang Ngọc
Tel: 0913762386
Email: [email protected]