Vũ Hoàng hướng dẫn cách vận hành hệ thống xử lý nước thải chuẩn nhất nhằm làm giảm nồng độ các chất gây ô nhiễm xuống mức thấp nhất.
Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải chuẩn nhất
Nước thải chủ yếu phát sinh trong quá trình sản xuất, sinh hoạt của cá nhân, cơ sở, nhà máy, doanh nghiệp… Trong loại nước này có chứa hàm lượng cao các chất độc hại, hợp chất hữu cơ hòa tan, rác thải dạng rắn… Nếu không xử lý kỹ càng trước khi xả ra môi trường tiếp nhận sẽ gây nên những hậu quả nặng nề mà thực tế nhiều doanh nghiệp vi phạm hiện tại đã cho thấy điều này. Việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung có thể giúp ngăn chặn các nguy cơ ô nhiễm môi trường và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững.
Vận hành hệ thống xử lý nước thải không đơn giản và được chia ra làm nhiều giai đoạn. Để đảm bảo việc vận hành đạt được hiệu quả thì đòi hỏi cán bộ kỹ thuật vận hành phải nắm rõ quy trình hoạt động của hệ thống. Nên có kế hoạch vận hành, bảo trì, kiểm tra hệ thống, thiết bị, máy móc, hệ vi sinh, các bể xử lý, hệ thống lọc, khử trùng… Vì vậy việc vận hành hệ thống xử lý nước thải yêu cầu cán bộ vận hành phải có chuyên môn, kinh nghiệm về xử lý nước thải.
Các điều kiện quy định trong vận hành hệ thống xử lý nước thải
Muốn một hệ thống vận hành ổn định, chúng ta cần phải thường xuyên kiểm tra và bảo đảm các điều kiện cơ bản sau:
- Đảm bảo nguồn điện cung cấp cho hệ thống là điện 3 pha; các công tắc đều phải hoạt động tốt
- Nguồn nước thải không chứa các chất khử trùng có khả năng gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xử lý
- Nhân viên vận hành phải đảm bảo các yếu tố: hiểu rõ về tính chất của nước thải, quy trình xử lý, cấu tạo của các bể cũng không đặc tính, chế độ hoạt động của các thiết bị xử lý, vị trí của các thiết bị xử lý…
- Ghi chép đầy đủ, theo dõi các thông tin về lượng hóa chất sử dụng hàng ngày, các sự cố xảy ra, tiến trình hoạt động của giai đoạn…
Các giai đoạn vận hành
Giai đoạn 1: Nước thải sẽ được thu gom về bể tập trung để tách rác ra.
Giai đoạn 2: Từ bể gom, nước thải được dẫn vào bể điều hòa để ổn định lại lưu lượng nước, nồng độ pH của các chất ô nhiễm… dưới tác dụng của máy thổi khí.
Giai đoạn 3: Tiến hành xử lý sinh học hiếu khí bằng cách gầy tụ quần thể vi sinh vật hiếu khí. Các vi sinh vật này sẽ sử dụng oxy hòa tan để chuyển hóa chất hữu cơ thành sinh khối, khí CO2 và nước. Tiếp đến, quá trình này còn khử Nitơ tồn tại dưới dạng Nitrat hóa.
Giai đoạn 4: Nước sau xử lý sinh học hiếu khí sẽ chảy sang bể lắng để tách sinh khối ra khỏi nước. Sau khi tách xong, nước được bơm vào một lượng chế phẩm khử trùng phù hợp nhằm tiêu diệt vi sinh vật, vi khuẩn có hại.
Giai đoạn 5: Nước được bơm vào thiết bị lọc áp lực để loại bỏ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ, tạo độ trong cho nước.
Khi xử lý xong thì tiến hành lấy mẫu kiểm tra nồng độ các chất gây ô nhiễm có trong nước. Nếu đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT thì nước thải sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Kiểm tra các thông số trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải
- Lưu lượng: Cần đảm bảo lưu lượng ổn định trước khi vào công trình sinh học. để đảm bảo tỷ lệ F/M khoảng 0,2 – 0,6. Tỷ lệ F/M thấp: là do vi khuẩn, nấm, Tỷ lệ F/M cao: do nồng độ oxy hòa tan thấp, quá tải bùn, bùn có màu đen, hiệu quả xử lý kém.
- pH: Cần duy trì pH trong nước thải phù hợp với hệ vi sinh bằng cách sử dụng hóa chất để tăng giảm pH. Tối ưu trong khoảng 6,5 – 8,5.
- Thường xuyên kiểm tra BOD và COD tránh hiện tượng thiếu tải hoặc quá tải.
- Cần đảm bảo tỷ lệ BOD:N:P = 100:5:1, phải bổ sung nguồn từ bên ngoài nếu thiếu. Bổ sung nguồn cacbon bằng mật rỉ đường, glucozơ, methanol…
- Kiểm tra chỉ số SV30 trong bể vi sinh. Đảm bảo đủ lượng vi sinh cho quá trình xử lý các chất ô nhiễm.
- Oxy hoà tan: Đối với vi sinh ở bể thiếu khí thì nồng độ DO thích hợp trong khoảng 0,2 – 0,5 mg/l. Đối với vi sinh ở bể hiếu khí thì nồng độ DO thích hợp trong khoảng 2 – 4 mg/l. Thiếu oxy hòa tan sẽ làm xuất hiện vi khuẩn sợi giảm hiệu quả xử lý, ức chế quá trình nitrat hóa. Dư oxy hòa tan làm cho các bông bùn rời rạc, khó lắng, tốn chi phí điện năng.
- BOD sau xử lý cao: Tình trạng này xảy ra là do quá tải, thiếu oxy, pH thay đổi, quá trình xáo trộn kém.
- N sau xử lý cao: Do quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải chưa ổn định, có sự hiện diện các hợp chất N khó phân hủy, thiếu oxy, bùn vi sinh chết.
- Các chất độc : Kim loại nặng, dầu mỡ, các chất oxy hóa mạnh, nồng độ các chất ô nhiễm cao đột ngột gây ảnh hưởng đến sự phát triển của các vi sinh vật.