Với nhu cầu ngày càng tăng cao, cùng với sự phát triển kinh tế, kỹ thuật và công nghệ thì việc nâng cấp các hệ thống xử lý nước thải là tất yếu. Việc cải tạo những phần nào, tác dụng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Vì sao phải cải tạo hệ thống xử lý nước thải
Hiện nay, hầu hết các cơ sở xử lý nước thải ở nước ta đều sử dụng hệ thống xử lý nước thải truyền thống. Tuy nhiên, khi áp dụng hệ thống này thì hiệu suất xử lý chưa được cao, vẫn có nhiều bất cập trong khâu xử lý nước thải. Nước thải vẫn chưa được lọc bỏ hoàn toàn các hợp chất độc. Bên cạnh đó, dân số nước ta ngày một tăng nhanh, kéo theo đó là những công ty, xí nghiệp sản xuất ra đời để đáp ứng đủ nhu cầu việc làm cho người lao động. Chính điều này đã làm cho lượng nước thải hằng ngày càng tăng cao. Vì vậy, với hệ thống xử lý cũ thì sẽ không giải quyết được vấn đề xả thải, dẫn đến nhiều địa điểm nước thải được xả ra môi trường gây bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, đòi hỏi cần cải tạo lại các hệ thống nếu không có điều kiện thay mới công nghệ hoàn toàn.
Cải tạo hệ thống xử lý nước thải
Với hầu hết các hệ thống xử lý nước thải hiện nay thường sẽ gồm có: Xử lý sinh học kỵ khí, xử lý sinh học thiếu khí, xử lý sinh học hiếu khí, quá trình lắng tự nhiên theo nguyên tắc trọng lực và khử trùng. Cụ thể là:
Ngăn xử lý sinh học kỵ khí
Trong khâu này có tác dụng vừa là ngăn điều hòa vì có đường ống nước hồi lưu từ ngăn lắng về để pha loãng nồng độ nước thải, vừa là ngăn xử lý kỵ khí nước thải trong điều kiện không có không khí ở tầng đáy, vừa là ngăn xử lý thiếu khí để khử hàm lượng Ni tơ có trong nước thải ở tầng nước mặt của bể.
Cấu tạo của khoang kỵ khí gồm các giá thể cho vi sinh bám vào dạng hình quả cầu hoặc giá thể dạng tổ ong/dạng tấm để các vi sinh vật này có thể phân hủy chất thải trong thời gian nhanh nhất.
Ngăn xử lý sinh học hiếu khí
Là ngăn xử lý nước thải ở quá trình cải tạo hệ thống xử lý tiếp theo, xử lý nước thải trong điều kiện không khí dồi dào với đường ống cấp khí liên tự từ các máy thổi khí đặt dưới sàn của ngăn. Trong ngăn này có chứa nhiều giá thể lơ lửng dạng dính bám để vi sinh hiếu khí bám vào đó, đây là loại giá thể có mặt diện tích tiếp xúc cao, có khả năng khử Ni tơ trong nước thải hiệu quả cao ngay trong điều kiện hiếu khí.
Ngăn lắng của thiết bị xử lý nước thải
Với ngăn này thì có tác dụng là ngăn lắng tự nhiên các chất không tan theo nguyên lý trọng lực. Tại ngăn này có một hệ thống bơm dẫn nước hồi lưu về ngăn kỵ khí có tác dụng tuần hoàn nước trong bể đồng thời có tác dụng cung cấp thêm oxi để khử Nitrat ở điều kiện thiếu khí còn lại trong quá trình hiếu khí không xử lý hết. Trong ngăn lắng còn có một hệ thống đường ống hình chữ H dùng để chứa Clo dạng viên nén để khử trùng vi sinh có trong nước thải trước khi nước thải ra môi trường bên ngoài.
Lưu ý Vận hành một hệ thống sau cải tạo
Ngoài những lưu ý thông thường khi vận hành hệ thống xử lý nước thải, việc hoạt động song song của hai bể khí này giúp cho hiệu suất xử lý nước thải được nhanh hơn và đạt hiệu quả cao hơn. Cần lưu ý thời gian kích hoạt vì đối với quá trình xử lý hiếu khí, việc kích hoạt diễn ra nhanh hơn so với quá trình xử lý yếm khí, thông thường trong khoảng thời gian từ 2-3 tuần là quá trình xử lý hiếu khí đi vào hoạt động ổn định.
Hóa chất Vũ Hoàng-cung cấp các dịch vụ xử lý nước thải chuyên nghiệp