Giới thiệu quy trình xử lý nước cấp đối với nguồn nước ngầm

Đối với các doanh nghiệp, nước cấp thường là nguồn nước mặt. Tuy nhiên, tại một số nơi, nguồn nước mặt ở quá xa thì nước ngầm có thể được sử dụng làm nước cấp. Vậy xử lý nước cấp với nguồn là nước ngầm có gì khác với nước mặt?

Trong bài “Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước cấp chuẩn nhất”, Vũ Hoàng đã giới thiệu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước cấp thông thường, đó là với nguồn nước là nước mặt. Tuy nhiên với tính chất đặc trưng chứa nhiều chất rắn lơ lửng, kim loại nặng nên xử lý nước cấp nguồn nước ngầm có một số bước khác biệt. Cụ thể, Quy trình xử lý nước cấp đối với nguồn nước ngầm như sau:

Làm thoáng → clo hóa sơ bộ → Keo tụ tạo bông → Lắng → Lọc→ Hấp thụ chất gây mùi, gây màu → Flo hóa nước → Khử trùng

Làm thoáng nước

Bước tiếp theo trong quá trình xử lý xử lý nước cấp là nước sẽ được đưa đi làm thoáng. Mục đích của quá trình làm thoáng này là để:

  • Loại bỏ các phân tử nước lớn, cứng bằng cách hòa tan hoặc tách nhỏ chúng ra
  • Làm thoáng nước để có thể dễ dàng khử sạch khí cacbonic và H2S có trong nước
  • Gia tăng độ pH của nước giúp chúng có thể được ứng dụng trong nhiều hoạt động sử dụng hơn
  • Ngoài ra việc làm thoáng nước còn giúp tạo điều kiện thuận lợi và đẩy nhanh quá trình oxy hóa thủy phân sắt và mangan
  • Đặc biệt nước khi được làm thoáng thì sẽ dễ dàng hơn khi thực hiện các quá trình lọc tiếp theo trong quy trình.
Bể làm thoáng nước
Bể làm thoáng nước

Clo hóa sơ bộ

Nước sau khi được làm thoáng sẽ được đưa vào clo hóa sơ bộ. Quá trình clo hóa sơ bộ này có tác dụng giúp nguồn nước:

  • Có nhiều thời gian để tiệt trùng kỹ lưỡng hơn khi nước nguồn bị nhiễm khuẩn nặng
  • Được oxy hóa các hợp chất sắt và mangan để tạo thành các hợp chất hữu cơ và các dạng kết tủa có lợi trong nước.
  • Được khử màu tối ưu khi nước quá đục và bị nhiễm nhiều cặn bẩn gây ảnh hưởng đến màu nước nguyên thủy.
  • Ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn, rong rêu trong nước. Trung hòa những lưu lượng amoniac tồn tại trong hỗn hợp chất lỏng (nếu có) thành cloramin có tính chất diệt khuẩn, thanh trùng kéo dài.

Phản ứng keo tụ, xử lý lắng cặn

Ở quy trình tiếp theo của hệ thống xử lý nước cấp, nước sẽ được đem đi keo tụ, tạo phản ứng bông cặn và xử lý lắng cặn dung dịch. Quá trình này sẽ giúp “thâu tóm” toàn bộ những cặn lẳng bẩn trong nước dù có kích cỡ siêu nhỏ và nhẹ hơn nước. Từ đó hỗ trợ tối ưu cho quá trình lọc tiếp theo trong hệ thống. Khi nước được tạo phản ứng bông cặn, hệ thống sẽ làm lắng cặn bằng nhiều tổ hợp lực, bao gồm:

  • Lắng trọng lực
  • Lắng bằng lực ly tâm
  • Lắng bằng lực đẩy nổi

Điều này khiến nước có thể tách khỏi các tạp chất một cách tối ưu nhất.

Lọc nước cấp

Sau khi được keo tụ và lắng cặn, nước sẽ được đem đi lọc qua màng lọc chuyên dụng. Màng lọc này có kích thước khe lọc nhỏ nhằm loại bỏ tối ưu những tạp chất còn sót trong nước. Chỉ những phân tử nước có kích thước đạt chuẩn mới có thể được ép qua màng lọc và chuyển tới quá trình xử lý tiếp theo.

Nước được lọc qua hệ thống màng lọc công nghiệp
Nước được lọc qua hệ thống màng lọc công nghiệp

Quá trình xử lý sau khi lọc của hệ thống xử lý nước cấp

Cuối cùng vẫn là các bước can thiệp sau khi lọc giống như đối với nguồn nước mặt bao gồm.

  • Lọc qua lõi lọc than hoạt tính để khử mùi và màu bước cuối
  • Flo hóa nước khi lượng flo trong nước quá thấp
  • Khử trùng thông qua giàn ozon hoặc clo
  • Ổn định nước với các hóa chất phổ biến như:  hexametaphotphat, silicat natri, soda, vôi…

Trên đây là toàn bộ quá trình vận hành hệ thống xử lý nước cấp mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ này bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn và toàn diện hơn về cơ chế vận hành của dây chuyền để ứng dụng vào xây dựng hệ thống của doanh nghiệp mình. Nếu các bạn cần hỗ trợ tư vấn, đừng quên liên hệ với Vũ Hoàng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *