Cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.

Sau một thời gian sử dụng, các hệ thống xử lý nước thải có thể bị xuống cấp hoặc công nghệ cũ không đáp ứng được nhu cầu xử lý, lúc này cần nâng cấp hệ thống để đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý.

1 Nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải cũ.

  • Quá trình hoạt động gây tiếng ồn, bốc mùi.
  • Công suất giảm thấp sau thời gian dài hoạt động,
  • Thiết kế phức tạp, nhiều công đoạn.
  • Mất nhiều thời gian hoàn thành một quá trình xử lý.
  • Tốn chi phí, nhân công vận hành, sửa chữa thiết bị.
  • Không xử lý được hết các vấn đề của nước thải.
  • Lượng bùn thải sau xử lý lớn làm tăng chi phí xử lý bùn.
  • Dễ dẫn đến hiện tượng bùn khó lắng, hiệu quả xử lý không ổn định, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố nhiệt độ, khí hậu, thời tiết.
  • Một số công nghệ đòi hỏi diện tích đất xây dựng phải lớn.
  • Hiệu quả xử lý nước thải công nghiệp khó kiểm soát, môi trường đất và nước ngầm có thể bị ảnh hưởng xấu do nguồn nước thải.
  • Hệ thống xử lý nước thải cũ
    Hệ thống xử lý nước thải cũ

2 Khi nào cần nâng cấp hệ thống xử lý nước thải.

Sau thời gian hoạt động, tùy vào nhu cầu sử dụng cũng như nguồn chi phí mà cần nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, cụ thể trong các trường hợp :

  • Hệ thống xử lý nước thải đã hoạt động lâu năm, các máy móc thiết bị hư hỏng ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý.
  • Chi phí vận hành cao: tốn nhiều hóa chất, vận hành phức tạp, tốn nhiều điện, chi phí bảo trì cao.
  • Hệ thống xử dụng công nghệ cũ, không đáp ứng được nhu cầu xử lý nước thải hiện tại của nhà máy.
  • Công suất xử lý nước thải thực tế vượt công suất thiết kế.
  • Nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn của nguồn tiếp nhận do các nguyên nhân khách quan.
  • Thành phần, tính chất nước thải thay đổi nhiều do thay đổi nguồn xả thải: thêm sản phẩm được sản xuất làm tính chất nước thải đổi nhiều, thay đổi quy trình sản xuất,…
  • Vi sinh trong bể sinh học chết, cần phải nuôi cấy lại vi sinh.
  • Bùn có màu đen, có mùi hôi và khó lắng.

3 Các bước cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải 

  • Phân tích chất lượng và lưu lượng nước thải đầu vào.
  • Ghi nhận thực trạng hoạt động của hệ thống: quá trình vận hành xử lý nước thải, công suất xử lý của hệ thống, tình trạng máy móc thiết bị.
  • Đánh giá thực trạng, tìm nguyên nhân làm cho hệ thống xử lý hoạt động không hiệu quả.
  • Kiểm tra thực trạng hoạt động của hệ thống
  • Nghiên cứu biện pháp khắc phục, loại giảm nhằm giúp hệ thống xử lý hoạt động hiệu quả, đảm bảo nước xả thải đạt tiêu chuẩn với chi phí cải tạo nâng cấp và vận hành duy trì hệ thống ở mức tối ưu nhất.
  • Bổ sung thiết bị, máy móc hiện đại nếu cần trong trường hợp tính chất nước thải thay đổi và phù hợp với chi phí cải tạo.
  • Kiểm tra, thay thế các đĩa thổi khí bị hư hỏng, đường ống bị rò rỉ khí
  • Kiểm tra, thay thế, vệ sinh, cải tạo các loại máy móc trong hệ thống như máy bơm, van điều khiển… đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy.
  • Tận dụng hệ thống cũ xây dựng bổ sung bể thiếu khí anoxic để xử lý nito.
  • Xây dựng cụm bể keo tụ, tạo bông nhằm loại bỏ cặn lơ lửng còn sót lại sau bể lắng sinh học đồng thời xử lý màu làm trong nước.
  • Xây dựng bể lắng hóa lý nhằm thu gom lượng bùn phát sinh trong bể keo tụ tạo bông.
  • Xây dựng bể lắng sinh học sau bể aeroten nhằm thu gom và hoàn lưu lượng bùn sinh học tăng nồng bùn trong bể hiếu khí aeroten.

Để cải tạo các trạm xử lý nước thải hiệu quả và tiết kiệm chi phí cần có một đơn vị chuyên nghiệp lên kế hoạch, thiết kế chi tiết, cụ thể. Hóa chất Vũ Hoàng tự hào là một trong những đơn vị đi đầu trong ngành xử lý nước thải. Với gần 20 năm kinh nghiệm cùng đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, chúng tôi luôn đem đến những giải pháp cải tạo hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu cải tạo, nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, khảo sát và lên báo giá sớm nhất.

Mr. Hà Quang Ngọc

Tel: 0913762386

Email: [email protected]

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *