Công việc vận hành hệ thống xử lý nước thải hằng ngày và cách khắc phục sự cố

Trong một hệ thống xử lý nước thải, vận hành và xử lý sự cố kịp thời là bước quan trọng hằng ngày, đảm bảo hệ thống hoạt động được trơn tru, cho kết quả tốt nhất. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu một số công việc cơ bản khi vận hành và gặp sự cố trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Vận hành hệ thống xử lý nước thải hằng ngày bao gồm các công việc gì?

Những công việc kiểm tra chỉ tiêu phản ảnh chất lượng nước hằng ngày bao gồm:

  • pH: mọi công việc trong ngành nước, chỉ tiêu pH luôn gắn liền. Mọi tác động đều làm thay đổi pH nước vì vậy kiểm tra pH nước là cách nhanh nhất để phát hiện sự bất thường trong hệ thống
  • Mật độ bùn trong bể vi sinh: bùn tại bể vi sinh phản ảnh hiệu suất xử lý của toàn hệ thống. Mật độ bùn tối ưu cần khoảng 30%, màu bùn có màu nâu nhạt, nước tại bể vi sinh có màu nâu đỏ. Đó là các tín hiệu làm cho ta yên tâm hệ vi sinh đang “rất ổn”
  • Các chỉ tiêu phản ảnh ô nhiễm như COD, amoni, nitrite, nitrate…
  • Bổ sung mật rỉ và vi sinh mới cho hệ vi sinh duy trì ổn định

Trên đây là tổng quan các công việc của người vận hành hệ thống. Ngoài những công việc này ra thì tùy vào hiện trạng thực tế, tùy vào từng hệ thống cụ thể mà sẽ có thêm những công việc khác. Thông thường, đây là những chỉ tiêu khó cần các thiết bị phân tích hiện đại để có kết của cụ thể và chính xác nhất. Tuy nhiên làm như vậy phải gửi mẫu trung tâm phân tích khá tốn thời gian và bất tiện, chúng ta có thể kiểm tra nhanh chóng bằng test kit để xác định mức độ ô nhiễm còn lại ở hiện thống hiện tại và có phương án xử lý cấp thời.

Kiểm tra các chỉ tiêu để có phương án kịp thời
Kiểm tra các chỉ tiêu để có phương án kịp thời

Việc kiểm tra, đánh giá chỉ tiêu cần người có am hiểu, được đào tạo bài bản mới có thể đọc kết quả chính xác cũng như nhanh chóng xác định những bất thường. Do đó nếu doanh nghiệp bạn đang thiếu nguồn nhân lực này có thể gọi đến HOTLINE 0913762386 để tham khảo ngay dịch vụ vận hành thuê hệ thống xử lý nước thải của Vũ Hoàng.

Xử lý khi hệ thống gặp sự cố khi vận hành

Khi hệ thống gặp phải sự cố trong quá trình vận hành điều đầu tiên người vận hành phải xác định hiện tượng, khu vực bị sự cố và thiết bị đang bị sự cố trong hệ thống. Sau khi đã xác định được sự cố kể trên thì người vận hành tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu về mức độ nặng nhẹ của sự cố.

  • Đối với sự cố mức độ nhẹ như: nhảy rơle nhiệt, mất điện đột ngột dẫn đến hệ thống bị ngưng, một vài máy không hoạt động… cách giải quyết như sau:

+ Kiểm tra chính xác máy bị sự cố: đo dòng làm việc, đo độ dẫn điện và điện trở. Riêng đối với các máy bơm cần kiểm tra lưu lượng, cột áp, công tắc phao.

+ Kiểm tra rơle nhiệt trong tủ điện điều khiển, nếu bị nhảy thì cần đo lại dòng làm việc của máy so sánh với dòng định mức sau đó hiệu chỉnh lại.

Công nhân đang kiểm tra máy bơm, đường ống
Công nhân đang kiểm tra máy bơm, đường ống
  • Đối với sự cố mức độ nặng: khi hệ thống gặp sự cố ở mức độ nặng nằm ngoài khả năng xử lý của người vận hành thì cần thực hiện theo chỉ dẫn sau:

+ Xác định nguyên nhân gây ra sự cố.

+ Xác định khu vực bị sự cố (cục bộ hay trên diện rộng, một thiết bị hay nhiều thiết bị), nếu sự cố đó ảnh hưởng lớn thì phải ngưng ngay hệ thống tránh trường hợp hỏng theo dây truyền. Nếu chỉ một vài thiết bị gặp sự cố mà không gây ảnh hưởng lớn thì cứ để hệ thống tiếp tục hoạt động. Nhưng ngay sau đó phải sửa chữa thiết bị hư hỏng.

+ Báo cáo cho người phụ trách trực tiếp để người đó cử kỹ thuật viên tới sửa chữa khắc phục sự cố.

+ Viết báo cáo tường trình (hoặc biên bản sự cố), báo cáo trong sổ vận hành ghi rõ nguyên nhân xác định được để tránh trường hợp tương tự xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *