Giới thiệu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Một hệ thống xử lý nước thải bệnh viện sau khi xây dựng xong và đi vào hoạt động có 2 giai đoạn vận hành, bao gồm: Giai đoạn vận hành khởi động và giai đoạn vận hành hằng ngày hệ thống xử lý nước thải bệnh viện khi đã đi vào hoạt động

 1 Giai đoạn vận hành khởi động hệ thống

Đây là giai đoạn tiền hoạt động, giai đoạn này người vận hành sẽ phải kiểm tra hệ thống điện, chuẩn bị môi trường hoàn hảo cho vi sinh sinh sống để chuẩn bị xử lý nước thải.

Kiểm tra các thiết bị điện trước khi khởi động hệ thống
Kiểm tra các thiết bị điện trước khi khởi động hệ thống

Người vận hành phải chuẩn bị bùn và nạp vào bể hiếu khí, đồng thời bơm nước thải vào bể với nồng độ COD = 1.000 – 2.000 mg/l, pH = 6,5 – 8,5. Liên tục sục khí để vi sinh thích nghi dần với nước thải. Thời gian nuôi cấy vi sinh này thường kéo dài khoảng 1 tuần để đảm bảo tình trạng vi sinh hoàn toàn ổn định.

Trong thời gian này, người vận hành phải liên tục kiểm tra độ pH, DO của nước thải, đồng thời bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho vi sinh nếu cần thiết.

Sau khi vi sinh đã thích nghi và phát triển, hiệu quả xử lý lớn hơn 80%, cần tăng dần nồng độ COD của nước thải. Và chuyển sang giai đoạn 3.

2 Giai đoạn vận hành hằng ngày sau khi hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đã đi vào hoạt động

Giai đoạn này nhân viên vận hành sẽ thực hiện dựa theo tài liệu nhật ký vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện để vận hành hằng ngày. Ngoài ra, còn phải cập nhật thường xuyên tình trạng máy móc, nước thải vào sổ nhật ký. Các bước được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ vận hành hằng ngày hệ thống
Sơ đồ vận hành hằng ngày hệ thống

Bước 1: Khởi động

  • Vận hành chế độ MAN: bật CB tổng và các CB cần thiết để đóng điện cho tủ và hệ thống, bật ON POWER đóng điện cho mạch điện điều khiển, chọn chế độ MAN và lần lượt nhấn các nút ON của các máy thổi khí, bơm nước thải… để đưa các thiết bị trên vào hoạt động
  • Vận hành chế độ AUTO: làm tương tự như trên nhưng chọn chế độ AUTO để các máy tự hoạt đồng theo timer.

Cần lưu ý khi ở chế độ MAN, nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện cần liên tục theo dõi mực nước các bể.

Bước 2: Hoạt động

– Trường hợp hệ thống hoạt động ổn định

Sau khi các thông số đã đi vào ổn định, hằng ngày, nhân viên vận hành cần thực hiện các công việc sau

  • Kiểm tra tình trạng máy khi đang hoạt động như: thăm nhớt và tiếng kêu, dòng điện làm việc của tất cả các máy.
  • Kiểm tra mức độ đồng đều của dàn phân phối khí bể cân bằng và bể sục khí.
  • Viết nhật ký vận hành mỗi ngày.

– Trường hợp hệ thống hoạt động không ổn định

Khi nhân thấy hệ thống có các vấn đề khác thường như:

  • Máy móc không hoạt động, phát ra tiếng kêu lạ: cần liên hệ ngay với HANA để được kiểm tra, tránh việc để quá lâu gây hư hỏng
  • Bùn có màu lạ, không lắng, có mùi khác thường: cần liên hệ ngay với HANA để được kiểm tra vi sinh
  • Các thông số khác thường như COD (BOD) tăng, SS tăng, pH tăng cao hoặc quá thấp cần đưa ra các phương án xử lý sau:
    • Tăng thời gian lưu nước trong bể hiếu khí.
    • Giảm lưu lượng nước sang bể lắng bằng cách giảm lưu lượng bơm nước thải vào bể sục khí.
    • Tăng lượng bùn tuần hoàn bằng cách mở lớn valve hoặc cho hai bơm hoạt động đồng thời.
    • Tăng lượng khí cấp vào bể hiếu khí và khí cấp vào bể cân bằng bằng cách mở lớn van.
    • Sử dụng acid hoặc kiềm để đưa pH về môi trường trung tính

Trên đây là quy trình cơ bản để vận hành một hệ thóng xử lý nước thải bệnh viện. Nếu bệnh viên cần nhân viên bảo trì, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện, hay cần đơn vị hướng dẫn, đào tạo vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Hãy liên hệ với Vũ Hoàng theo hotline 0913762386

Hóa chất Vũ Hoàng chuyên vận hành thuê hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều dịch vụ khác phục vụ hệ thống xử lý nước thải như thiết kế, xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *