Hướng dẫn kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị điện trong hệ thống xử lý nước thải

Có nhiều hạng mục cần kiểm tra, bảo dưỡng, trong đó cần lưu ý các thiết bị điện như máy bơm, tủ điện… Bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị điện trong hệ thống xử lý nước thải

1 Kiểm tra, bảo dưỡng tủ điện điều khiển

Bước 1. Đo điện áp ba pha cấp điện từ CP tổng. Kiểm tra bằng đồng hồ VOM hoặc công tắc chuyển mạch trên tủ điện (điện áp giữa hai pha duy trì từ 380 – 420 V).

Kiểm tra bóng đèn báo pha của tủ điện, công tắc dừng khẩn tại vị trí bình thường (vị trí mở).

Bước 2. Kiểm tra các vị trí kết nối dây điện, siết lại các vị trí đầu cot kết nối với thiết bị điện điều khiển.

Lưu ý: Cần cúp nguồn điện CP tổng hoặc CP phụ để kiểm tra đầu cot, đầu kết nối.

Bước 3. Kiểm tra role nhiệt tại các thiết bị cài đặt ở mức phù hợp với dòng điện hoạt động của thiết bị (Hệ số cài đặt dòng bảo vệ Role = 1.25 – 1.5 dòng hoạt động bình thường của thiết bị).

Bước 4. Kiểm tra công tắc, bóng đèn báo bị hư hỏng cần t Bước 5. Tháo ba lọc gió tại quạt thông khí của tủ chính và tủ phụ để vệ sinh sạch và lắp lại.

Bước 6. Vệ sinh tủ điện điều khiển và ghi chép nhật ký bào trì bảo dưỡng.

Kiểm tra tủ điện điều khiển
Kiểm tra tủ điện điều khiển

2 Bơm định lượng

Bước 1. Đo cường độ dòng điện (A) của máy bơm định lượng (0.8 – 1.1 A). Chỉ số của ba pha ổn định không được chênh lệch quá 20%. Tắt bơm định lượng.

Bước 2. Khóa van từ bồn hóa chất và sau bơm định lượng. Tháo lưới lọc tại Y lọc, vệ sinh bằng nước sạch, bản chải sắt hoặc ngâm NaOH 10% trong 6h (dùng Y lọc dự phòng để thay thế trong thời gian ngâm)

Lưu ý: Cần dùng nước sạch để vệ sinh hóa chất dư trong đường ống trước khi vệ sinh Y lọc.

Bước 3. Lắp lại Y lọc, mở van cấp từ bồn hóa chất vào bơm, mở Zacco tại đầu đẩy của bơm định lượng để đuổi hết khí trong guồng bơm ra ngoài.

Bước 4. Vệ sinh motor, cánh quạt gió, guồng bơm định lượng bằng vải sạch hoặc nước sạch.

3 Bơm chìm

Bước 1. Đo cường độ dòng điện (A) của máy bơm chìm tùy theo công suất và cột áp mà cường độ dòng điện sẽ khác nhau (Bơm 1 Hp từ 1.5 – 1.8 A, bơm 2.0 Hp từ 2.8 – 3.5 A). Chỉ số của ba pha ổn định không được chênh lệch quá 10 – 20%.

Khi cường độ dòng điện 3 pha chênh lệch nhau 10% cần tiến hành kéo bơm để kiểm tra tránh nghẹt rác.

Khi cường độ dòng điện 3 pha chênh lệch nhau >=20% cần tắt bơm và kiểm tra.

Bước 2. Tắt CP bơm chìm, bật công tắc qua vị trí OFF.

Tháo tán 6 tại vị trí treo xích, dùng xích kéo từ từ bơm chìm theo thanh trượt lên trên mặt bể. Lưu ý: khi kéo bị kẹt cần ngưng kéo để kiểm tra tránh vướng dây điện… gây hư hỏng.

Bước 3. Vệ sinh guồng bơm chìm, vỏ bơm chìm, xích kéo sạch sẽ.

Lưu ý: Nếu rác bám trong guồng bơm nhiều cần tháo guồng bơm để vệ sinh và tháo rác sạch sẽ trước khi vận hành lại.

Bước 4. Bật bơm qua man để kiểm tra chiều quay của cánh quạt đúng chiều. Đảo pha nếu cánh bơm quay ngược. Kiểm tra xong cần tắt bơm chìm.

Bước 5. Thả bơm chìm trở lại bể theo thanh trượt, móc lại xích kéo bơm.

Bước 6. Bật lại bơm chìm để đo cường độ dòng điện (A) của máy bơm chìm tùy theo công suất và cột áp mà cường độ dòng điện sẽ khác nhau (Bơm 1 Hp từ 1.5 – 1.8 A, bơm 2.0 Hp từ 2.8 – 3.5 A).

4 Kiểm tra, bảo dưỡng bơm lọc áp lực

Bước 1. Đo cường độ dòng điện (A) của bơm lọc áp lực (từ 10.0 – 12.5 A). Chỉ số của ba pha ổn định không được chênh lệch quá 20%.

Đo áp suất đầu ra của bơm lọc áp lực. Khi vận hành chế độ lọc 1 bơm từ 1.5 – 2.5 bar.

Bước 2. Tắt CP máy khuấy, bật công tắc qua vị trí OFF.

Tháo tấm che mưa, tháo tấm bảo vệ cánh quạt.

Bước 3. Vệ sinh cánh quạt gió, vỏ moto sạch sẽ.

Bước 4. Bật bơm qua man để kiểm tra chiều quay của cánh quạt đúng chiều theo mũi tên của bơm lọc áp lực.

Bước 5. Lắp lại nắp bảo vệ, tấm che mưa.

Bước 6. Bật lại bơm chìm để đo cường độ dòng điện (A) của bơm lọc và cho thiết bị hoạt động ổn định trở lại theo chế độ Auto.

Bước 7. Kiểm tra phao điện như sau

Đối với phao lọc: Nối điện cực E3 với E2 và E1 thì phao lọc sẽ sáng và điều khiển cho bơm lọc A/B chạy luôn phiên. Khi tháo bỏ E1 ra khỏi E2 và E3 thì phao lọc vẫn điều khiển bơm A/B hoạt động. Khi tháo E2 ra khỏi E3 thì phao sẽ tắt.

Đối với phao chống tràn: Nối điện cực E3 với E2 và E1 thì phao chống tràn sẽ sáng và điều khiển cho bơm lọc A/B chạy cùng lúc. Khi Tháo bỏ E1 ra khỏi E2 và E3 thì phao chống tràn vẫn điều khiển bơm A/B hoạt động. Khi tháo E2 ra khỏi E3 thì phao sẽ tắt.

5 Máy thổi khí

Bước 1. Đo cường độ dòng điện (A) của máy thối khí khi khởi động và khi ổn định (22 – 25 A). Chỉ số của ba pha ổn định không được chênh lệch quá 20%. Tắt CP của máy thổi khí, bật công tắc qua vị trí OFF.

Bước 2. Tháo lọc gió, vệ sinh lọc gió của máy thổi khí. Vệ sinh bên trong và bên ngoài của lọc gió.

Bước 3. Kiểm tra, vệ sinh guồng máy thổi khí và làm sạch bụi, cặn bằng vải sạch.

Bước 4. Tháo tấm bảo vệ của dây curoa, kiểm tra độ chùng của dây curoa (2 – 3 cm). Khi dây curoa chùng cần điều chỉnh bộ tăng giảm dây curoa để độ chùng dây phù hợp. Kiểm tra dây curoa có bị gãy, ăn mòn cần thay thế.

Bước 5. Dùng dây hoặc thước để kiểm tra độ lệch giữa 2 puly của máy thổi khí và motor (lệch không quá 5 mm). Điều chỉnh chân đỡ motor để 2 puly thẳng hàng hoặc lệch không quá 5 mm.

Bước 6. Châm dầu máy thổi khí nếu mức dầu thấp hơn 50% ở nắp thăm dầu. Dầu sử dụng trong máy thổi khí là dầu có độ nhớt 220.

Bước 7. Lắp đặt lại ống lọc gió, tấm bảo vệ dây curoa. Siết lại bulon tại van một chiều ống giảm thanh đẩy và khớp nối mềm.

Bước 8. Đo lại điện trở của motor trong tủ điện phụ. Điện trở 1 cuộn dây duy trì từ 2 – 4 W và điện trở 3 cuộn dây chênh lệch không quá 1 W. Cần siết lại các vị trí đầu cot, dây điện khi điện trở 3 cuộn dây cao.

Đo điện áp của dòng điện cấp vào khởi động từ duy trì từ 380 – 420 V. Nếu điện áp thấp cần kiểm tra lại các vị trí đầu cot, dây dẫn và báo bộ phận cơ điện hỗ trợ.

Bước 9. Đo cường độ dòng điện (A của máy thối khí khi khởi động và khi ổn định (22 – 25 A). Chỉ số của ba pha ổn định không được chênh lệch quá 20% thì cho máy thổi khí hoạt động tự động bình thường.

6 Moto khuấy

Kiểm tra moto khuấy
Kiểm tra moto khuấy

Bước 1. Đo cường độ dòng điện (A) của máy khuấy. Do tải khác nhau nên cần kiểm tra độ lệch giữa 3 pha của máy khuấy không vượt quá 30%. Nếu vượt quá cần đo lại điện trở giữa 3 cuộn dây tránh chênh lệch quá nhiều.

Bước 2. Tắt CP máy khuấy, bật công tắc qua vị trí OFF.

Tháo tấm che mưa, tháo tấm bảo vệ cánh quạt.

Bước 3. Vệ sinh cánh quạt gió, vỏ máy khuấy sạch sẽ.

Bước 4. Bật bơm qua man để kiểm tra chiều quay của cánh quạt đúng chiều tạo dòng khuấy đẩy xuống dưới đáy bể.

Bước 5. Lắp lại nắp bảo vệ, tấm che mưa.

Bước 6. Bật lại bơm chìm để đo cường độ dòng điện (A) của máy khuấy và cho thiết bị bảo dưỡng vận hành hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp hoạt động ổn định trở lại.

Bước 6. Kiểm tra lưu lượng bơm định lượng và điều chỉnh lưu lượng cho phù hợp.

Hóa chất Vũ Hoàng là đơn vị chuyên trên toàn quốc. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng định kỳ cho các khu công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo hệ thống của quý khách hàng luôn hoạt động ổn định nhất.

Quý khách hàng quan tâm đến dịch vụ của chúng tôi, vui lòng liên hệ the địa chỉ sau:

Hotline: 0913762386 

Website: https://vuhoangent.com/

 Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *