Khó khăn khi vận hành hệ thống xử lý nước thải tòa nhà

Khác với các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại các tòa nhà cao tầng thường gặp nhiều khó khăn hơn do đặc điểm diện tích xây dựng nhỏ hẹp, gần khu sinh sống của người dân cũng như quá trình chuyển giao, quản lý nhân lực phức tạp. Cụ thể khó khăn và cách giải quyết sẽ được giới thiệu ngay dưới đây:

Vị trí xây dựng hệ thống xử lý nước thải gây khó khăn khi vận hành nước thải tòa nhà

Vì đặc điểm của nước thải là chứa chất ô nhiễm và bẩn nên các hệ thống xử lý thường được chọn ở vị trí ít người qua lại và tiết kiệm diện tích. Với diện tích nhỏ hẹp, nghiên cứu vị trí lắp đặt hệ thống xử lý nước có ảnh hưởng lớn đến công tác vận hành sau này. Với nhiều hệ thống xử lý nước thải được bố trí xây âm dưới tầng hầm ngay bãi giữ xe hoặc ở một góc tầng hầm. Những vị trí này rất khó mở nắp các bể để thao tác, quan sát vận hành, xử lý thay thế thiết bị khi có sự cố xảy ra (ví dụ như: Bơm hư, tắc đĩa khí, máy thổi khí hư, hư đường ống…).

Cách giải quyết: Vấn đề này thường sẽ khó giải quyết vì rất khó để di dời/thay đổi một hệ thống nước thải đã được xây dựng. Tuy nhiên, ta có thể dựa vào mặt bằng hiện trạng của từng tòa nhà để cân nhắc phương án tối ưu nhất cho quá trình vận hành của các kỹ sư nước thải.

Thiếu bản vẽ, thông số thiết bị

 

Nhiều nguyên nhân khiến bản vẽ thiết kế bị thiếu
Nhiều nguyên nhân khiến bản vẽ thiết kế bị thiếu

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến thiếu bản vẽ thiết kế. Trong đó chủ yếu là do quá trình bàn giao hoặc các nhân viên vận hành làm thất lạc dẫn tới các thông số này không có.

Cách giải quyết: Xem lại Name Plate của mỗi thiết bị để ghi nhận thông số kĩ thuật chính xác của từng thiết bị, phục vụ cho quá trình vận hành, dễ dàng sửa chữa và thay thế thiết bị khi hư hỏng.

Khó xử lý nồng độ Amoni (NH4)

Nồng độ Amoni được phát sinh ra từ quá trình sinh hoạt của cư dân trong tòa nhà. Các hệ thống xử lý nước thải vẫn chưa xử lý tối ưu Amonia để đạt tiêu chuẩn xả thải ra ngoài cống nước thoát chung. Đây được xem là khó khăn khi vận hành nước thải tòa nhà nghiêm trọng nhất cần khắc phục.

Cách giải quyết: Sử dụng chế phẩm vi sinh chuyên xử lý Amonia – MicrobeLift N1 sẽ giúp xử lý nồng độ Amonia cao trong nước thải tòa nhà nhờ chứa 2 chủng vi chuẩn đặc hiệu để xử lý Amonia:

  • Vi khuẩn Nitrosomonas:giúp chuyển hóa Amonia về dạng Nitrite.
  • Vi khuẩn Nitrobacter:chuyển hóa từ Nitrite về dạng Nitrate.

Hai vi khuẩn này giúp hoàn thành quá trình chuyển hóa Nitrat trong bể xử lý hiếu khí với điều kiện độ kiềm, pH, DO… phù hợp.

Mùi hôi phát sinh khó chịu

Do quá trình phân hủy chất hữu cơ trong nước thải chưa đạt hiệu suất tối đa nên mùi hôi phát sinh nhiều. Mùi hôi này gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của người dân trong tòa nhà, do đó cần được xử lý triệt để.

Hệ thống gây mùi hôi khó chịu
Hệ thống gây mùi hôi khó chịu

Cách giải quyết: Có thể sử dụng men vi sinh xử lý chất hữu cơ Microbe-Lift IND nhằm:

  • Giảm mùi hôi và giảm lượng bùn thải.
  • Giảm BOD, COD, TSS.
  • Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
  • Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
  • Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat là Pseudomonas spgiúp giảm Nitơ tổng, Amonia, Nitrit, Nitrat.
  • Tăng cường quá trình phân hủy sinh học của toàn hệ thống.

Mỗi khó khăn khi vận hành nước thải tòa nhà đều có hướng giải quyết. Tuy nhiên, giải quyết như thế nào còn tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm của kỹ thuật vận hành. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân lực vận hành hệ thống nước thải tòa nhà, hãy liên hệ trực tiếp với Vũ Hoàng để được tư vấn miễn phí dịch vụ vận hành thuê hệ thống xử lý nước thải của chúng tôi.

Liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

Mr. Hà Quang Ngọc

Tel: 0913762386

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *