Nước thải ngành giấy- thành phần, đặc tính và công nghệ xử lý

Nước thải ngành giấy là nguồn nước phát sinh trong quá trình sản xuất giấy, đây là loại nước thải rất khó xử lý. Nước thải sản xuất giấy có hàm lượng COD khá cao 22000-46500 mg/l, BOD chiếm từ 40-60% COD, đặc biệt là nước thải dịch đen rất khó xử lý. Vậy dịch đen trong sản xuất giấy là gì?

>>Cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất cũng như thành phần đặc tính nước thải sản xuất giấy nhé!

Quy trình sản xuất giấy

Ngày nay, để tạo ra những tờ giấy chất lượng đòi hỏi công nghệ hiện đại và những quy trình sản xuất với độ chính xác cao. Sau đây là sơ đồ chi tiết mô tả quy trình làm giấy và minh hoạ cách sử dụng gỗ và giấy tái chế.

A. Nguyên liệu

  • Gỗ :

Có nguồn gốc từ rừng được quản lý duy trì bền vững, vận chuyển về nhà máy, tách vỏ (làm nguyên liệu, chất đốt cho các khâu sau), lõi được cắt và nghiền nhỏ thành dăm bào, tẩy rửa vệ sinh, trộn với nước và phụ chất đủ tạo thành một hỗn hợp nguyên liệu.

  • Giấy tái chế : 

Có nguồn gốc từ các loại giấy đã qua sử dụng, tập trung về nhà máy, nghiền nhỏ thành bột, loại bỏ mực in và chất kết dính, tẩy rửa vệ sinh, trộn với nước và phụ chất đủ tạo thành một hỗn hợp nguyên liệu.

B. Chi tiết quy trình sản xuất giấy :

(Mời bạn đọc theo dõi hình mình hoạ và chú giải đi kèm bên dưới)

1) Headbox : Phun hỗn hợp nguyên liệu (95% hỗn hợp là nước)

2) Forming : Định dạng giấy (tạo ra “lớp mảng giấy mỏng”)

3) Pressing & 4) Drying : Ép giấy (giảm hàm lượng nước) & Sấy giấy

5) Sizing & 6) Coating : Gia cố & Tráng phủ bề mặt giấy (nâng cao đặc tính & chất lượng in ấn)

Hệ thống kiểm tra chất lượng gồm những sensor cực kỳ nhanh nhạy và chính xác sẽ đo lường kiểm soát các quá trình đến từng chi tiết nhỏ nhằm đảm bảo độ chính xác, độ đồng đều độ dày, định lượng, bề mặt giấy, độ nhẵn, độ bóng, độ đanh, độ dai, căng, … thuộc tính của giấy. 

C. Hoàn thành, đóng gói bao bì : 

Reeling: Quấn cuộn, đóng gói.

Sheeting: Cắt ram, đóng gói.

Các nguồn nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất

Trong quá trình sản xuất giấy, nước thải phát sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau.

1. Dòng thải từ quá trình nấu và rửa sau nấu

Chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, hóa chất nấu và một phần sơ xợi. Nước thải phát sinh thường có màu đen nên được gọi là dịch đen chứa từ 25% – 35% nồng độ chất khô, tỉ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ khoảng 70:30. Trong đó:

– Thành phần hữu cơ:

Là lignin hòa tan vào dịch kiềm, sản phẩm phân hủy Hydratcacbon, axit hữu cơ,…

– Thành phần vô cơ:

Gồm những hóa chất nấu chủ yếu là kiềm Natrisunphat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. Ngoài ra, còn có một phần nhỏ là NaOH, Na2S tự do, Na2CO3.

2. Dòng thải từ công đoạn tẩy trắng

Tại các nhà máy, công đoạn này thường áp dụng phương pháp hóa học hoặc bán hóa học. Vì thế, các hợp chất hữu cơ, lignin hòa tan,… kết hợp với chất tẩy ở dạng độc hại có khả năng tích tụ sinh học như các hợp chất Clo hữu cơ. Thông thường, khi tẩy bằng cách hợp chất chứa Clo, các thông số ô nhiễm như BOD rơi vào khoảng 15 – 17kg/tấn bột giấy, COD rơi vào khoảng 60 – 90kg/tấn bột giấy,…

3. Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy

Nước thải ở công đoạn này chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lững, các phụ gia như: nhựa thông, phẩm màu,… là chủ yếu.

4. Tổng hợp đặc điểm của nước thải ngành giấy

Hàm lượng chất rắn lửng lơ cao

Tách hàm lượng giấy dư thừa trong nước thải đối với các cở sở sản xuất giấy tái chế

Độ màu cao đối với các cơ sở sản xuất giấy từ tự nhiên

Hàm lượng hữu cơ cao đặc biệt chỉ tiêu về tổng Nito, BOD, COD,…

Nguyên lý hoạt động xử lý nước thải ngành giấy

Sử dụng công nghệ xử lý hóa lý (keo tụ – tạo bông) kết hợp với phương pháp sinh học hiếu khí – lắng sinh học và lọc áp lực.

Quá trình hóa lý sẽ loại bỏ các chất rắn lơ lửng, độ màu, các kim loại và AOX tồn tại trong nước thải theo nguyên lý tạo bông gắn kết các chất ô nhiễm rắn xong kết hợp chúng thành khối lớn và dùng quá trình lắng trọng lực để tách chúng ra khỏi nước thải, sau quá trình hóa lý sẽ diễn ra quá trình xử lý sinh học.

Quá trình sinh học sẽ loại bỏ hàm lượng hữu cơ dễ phân hủy sinh học trong nước thải như BOD, COD,…. Sau quá trình xử lý sinh học sẽ là các quá trình lắng sinh học và khử trùng. Nước thải cuối cùng sẽ diễn ra quá trình khử mùi và màu nếu có thông quá hệ thống lọc áp lực trước khi thải ra ngoài môi trường

Ưu điểm của giải pháp xử lý nước thải ngành giấy

Đạt quy chuẩn quốc gia về nước thải ngành giấy QCVN 40:2011/BTNMT hoặc QCVN12:2015/BTNMT

Quy trình xử lý đơn giản, dễ vận hành

Khả năng tự động hoá cao

Dễ dàng tăng công suất khi mở rộng quy mô

Dễ dàng khắc phục sự cố khi có sự cố xảy ra

Tiết kiệm chi phí hoạt động vận hành hệ thống

Chi phí đầu tư ban đầu hợp lý với từng đối tượng khách hàng khác nhau

Có thể kết hợp với nhiều loại giá thể hay màng sinh học nhằm nâng cao hiệu quả và công suất mà không cần thay đổi thiết kế

Sử dụng công nghệ hợp khối tích hợp thể tích sẽ nhỏ gọn hơn, không gian sẽ thoáng đẹp hơn

>>Xem thêm: Xử lý nước thải ngành giấy

Đối tượng áp dụng giải pháp xử lý nước thải ngành giấy

Sử dụng cho trạm xử lý nước thải các nhà máy sản xuất và chế biến giấy.

Nếu Quý khách có nhu cầu tư vấn xử lý nước thải vui lòng liên hệ Vũ Hoàng ENT để được tư vấn:

Hotline: 0945609898

Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *