Phòng ngừa sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

Phòng ngừa sự cố là cách tốt nhất giảm thiểu thiệt hại do các sự cố trong quá trình vận hành gây ra. Những phương án dự phòng cần được lên kế hoạch ngay từ khi lên ý tưởng thiết kế. Bao gồm:

1 Giải pháp thiết kế công trình và lắp đặt thiết bị theo độ tin cậy hoạt động của hệ thống XLNT

Độ tin cậy của hệ thống là xác suất của các công trình và thiết bị trong hệ thống đó hoạt động theo chức năng đạt yêu cầu trong khoảng thời gian xác định và dưới một điều kiện hoạt động cụ thể. Để đảm bảo vận hành hệ thống hoạt động ổn định, các công trình và thiết bị xử lý nước thải tập trung phải được thiết kế và lắp đặt theo lý thuyết độ tin cậy, sao cho các cấu phần của hệ thống phù hợp với các yêu cầu và thích hợp để sử dụng an toàn, hợp lý về kinh tế, tiên tiến về kỹ thuật. Ngoài việc thiết kế số lượng công trình hoạt động với xác suất cao, các thiết bị được lựa chọn lắp đặt và dự phòng phải hợp lý

Để quản lý nước thải KCN, các quy định trong các văn bản pháp lý về môi trường đã nêu rõ hệ thống XLNT phải bảo đảm các yêu cầu:

  • Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý.
  • Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh.
  • Xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát.
  • Phải được vận hành thường xuyên.

Các công trình xử lý nước thải được tính toán thiết kế theo lưu lượng tính toán và tải trọng lớn nhất với số lượng công trình cùng chức năng hoạt động đồng thời tối thiểu là 2 và không có công trình dự phòng. Khi có công trình bị sự cố ngừng hoạt động, để đảm bảo được công suất trung bình của hệ thống thì các công trình còn lại làm việc theo chế độ tăng tải, thường từ 1,05 đến 1,3 lần, hạn hữu có thể đến 1,5 lần. Các quy định này được chỉ rõ trong các quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết kế hiện hành. Việc thiết kế các công trình thành các mo đun (đơn nguyên) càng có ý nghĩa khi tốc độ bao phủ diện tích KCN chậm và hệ thống xử lý nước thải phải phân giai đoạn đầu tư xây dựng.

Lựa chọn máy bơm, thiết bị và đường ống dẫn nước thải được lựa chọn phụ thuộc vào lưu lượng tính toán, chiều cao cột nước cần bơm, tính chất hoá lý của nước thải và cặn lắng, có tính đến các đặc tính của máy bơm và đường ống cũng như việc đưa công trình vào sử dụng theo từng đợt. Để đảm bảo độ tin cậy hoạt động của trạm xử lý nước thải, số lượng máy bơm nước thải hoặc thiết bị động lực dự phòng xác định

Ngoài máy bơm, các thiết bị cơ khí khác trong trạm hoặc nhà máy xử lý nước thải tập trung đều được lắp đặt tại chỗ và dự phòng trong kho theo nguyên tắc tương tự. Mặt khác để kéo dài tuổi thọ và độ bền, các thiết bị đồng loại phải cho hoạt động luân phiên.

Luôn có thiết bị dự phòng được lưu trong kho
Luôn có thiết bị dự phòng được lưu trong kho

2 Đảm bảo sự hoạt động ổn định của trạm XLNT tập trung

a) Kiểm soát số lượng và chất lượng nước thải đầu vào hệ thống XLNT tập trung

Một trong những giải pháp kỹ thuật quan trọng nhất để phòng ngừa sự cố trạm xử lý nước thải tập trung là giám sát chất lượng nước thải đầu vào để các công trình và thiết bị làm việc ổn định. Công trình cốt lõi trong trạm xử lý nước thải tập trung của đô thị hoặc khu công nghiệp là công trình xử lý sinh học nhờ sự hoạt động của hệ vi sinh vật trong đó. Các yếu tố về thành phần và tính chất nước thải sau đây có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự hoạt động bình thường của các công trình xử lý sinh học nước thải: Điều kiện hoạt động của vi sinh vật: pH, nhiệt độ, nồng độ muối…Tải lượng cơ chất và dinh dưỡng vượt ngưỡng: TSS, BOD5 (COD), N-NH4, TN, TP,…. Hàm lượng các độc tố sinh thái như: kim loại nặng, độc tố hữu cơ, các chất hoạt động bề mặt (dầu khoáng, chất tẩy giặt…)ở mức cao.

Vì vậy khi đưa nước thải về các công trình xử lý sinh học nước thải cần thiết phải kiểm soát các yếu tố nêu trên.Theo quy định, hỗn hợp nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác khi đưa tới các công trình xử lý sinh học luôn phải bảo đảm các yêu cầu sau: pH không nhỏ hơn 6,5 và không lớn hơn 8,5. Nhiệt độ không dưới 10oC và không trên 40oC. Tổng hàm lượng của các muối hoà tan (TDS) không quá 15g/l. BOD5 khi đưa vào bể lọc sinh học hoặc aeroten đẩy không quá 500mg/l, vào aeroten kiểu phân phối nước phân tán không quá 1000mg/l. Nước thải không chứa mỡ không hòa tan, nhựa, dầu DO, FO… không chứa các chất hoạt động bề mặt không thể phân hủy được trong các công trình xử lý.

Chất lượng và số lượng nước thải của các đối tượng đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải tập trung phải nằm trong giới hạn của số liệu thiết kế hệ thống, công trình và thiết bị xử lý nước thải. Yếu tố này phải được giám sát ngay tại điểm đấu nối vào mạng lưới thu gom và tại ngăn tiếp nhận hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các thiết bị quan trắc như: đo pH, nhiệt độ, TDS, TSS, độ màu, hàm lượng dầu, COD… thường xuyên cung cấp số liệu cho trung tâm điều hành hệ thống xử lý nước thải để  điều chỉnh quá trình xử lý cũng như kịp thời phát hiện những nguy cơ rủi ro đối với công trình và thiết bị xử lý. Trong trường hợp nguồn nước thải các cơ sở đấu nối liên tục có nồng độ chất ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép thì cần phải yêu cầu ngừng xả thải.

b) Lưu giữ nước thải trong bể điều hòa và cống thoát nước khi tạm ngừng công trình xử lý nước thải để sửa chữa.

 

Có bể chứa khi hệ thống tạm ngưng hoạt động
Có bể chứa khi hệ thống tạm ngưng hoạt động

Trong hệ thống xử lý nước thải, bể điều hòa thuộc quá trình tiền xử lý với nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải để các công trình phía sau hoạt động ổn định, tiết kiệm được kích thước các công trình và công suất thiết bị. Như vậy bể điều hòa được thiết kế để ổn định dòng nước thải đầu vào với thời gian lưu nước lớn, có thể từ 6 đến 12 giờ, phụ thuộc vào công suất trạm xử lý nước thải và sự giao động về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải dòng vào. Trang thiết bị của bể điều hòa là hệ thống ống sục khí hoặc máy khuấy chìm, rất ít khi bị hư hỏng nên bể điều hòa đóng vai trò là công trình chứa nước thải đầu vào khi hệ thống xử lý nước thải phải ngừng để sửa chữa hoặc điều chỉnh quá trình xử lý.

Hóa chất Vũ Hoàng chuyên cung cấp các dịch vụ vận hành, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải. Đến với chúng tôi, bạn hoàn toàn an tâm sẽ được tư vấn, thiết kế hệ thống phù hợp nhất với quy mô, tính chất hoạt động của từng doanh nghiệp, đảm bảo hạn chế tối đa những rủi ro phát sinh khi vận hành.

Quý khách cần tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ, liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0913762386 

Website: https://vuhoangent.com/

 Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *