Quy trình tái hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

Một hệ thống xử lý nước thải trước khi đưa vào hoạt động cần trải qua nhiều giai đoạn thử nghiệm. Tuy nhiên không phải hệ thống nào cũng được sử dụng xuyên suốt. Nhất là trong thời kì dịch bệnh covid phức tạp như hiện nay, các nhà máy sản xuất cũng bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều hệ thống xử lý nước thải cũng vì thế phải tạm ngưng sử dụng một thời gian. Khi nhà máy đi vào hoạt động trở lại, cần phải thực hiện các quy trình tái vận hành hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo toàn hệ thống hoạt động an toàn, đúng định mức

Các giai đoạn kiểm tra khi tái hoạt động hệ thống

Kiểm tra máy móc thiết bị:

Kiểm tra công suất nguồn điện cung cấp cho thiết bị

Kiểm tra tình trạng máy móc, thiết bị trong các bể như: máy bơm chìm, máy khuấy chìm, mô-tơ khuấy, máy thổi khí, máy bơm trục ngang…

Tiến hành bảo trì – bảo dưỡng nếu máy móc bị trục trặc hoặc không hoạt động tốt

Kiểm tra hệ vi sinh:

Đối với hệ thống buộc phải dừng hoạt động:với những trường hợp này thì cần phải tiến hành đánh giá hiện trạng kỹ lưỡng, chi tiết và chuyên sâu của bộ phận kỹ thuật chuyên môn.

Đối với hệ thống còn hoạt động để duy trì hệ vi sinh (sục khí, khuấy chìm):cần kiểm tra lại mật độ bùn trong bể và tiến hành nạp nước thải với lưu lượng tăng dần mỗi ngày để vi sinh có thể vừa thích nghi, vừa tăng mật độ bùn.

Kiểm tra hệ hóa chất:

Với một số loại hóa chất sau thời gian tích tụ sẽ gây nghẹt đường ống dẫn (ví dụ: hóa chất keo tụ, xút (NaOH), vôi,…); cần kiểm tra và vệ sinh đường ống bằng nước sạch trước khi cho hệ hóa chất hoạt động

Kiểm tra hiệu suất hoạt động và lưu lượng bơm của máy bơm định lượng

Đường ống có thể bị nghẹt do hóa chất tích tụ lâu ngày
Đường ống có thể bị nghẹt do hóa chất tích tụ lâu ngày

Một số sự cố về vi sinh thường gặp khi tái hoạt động và cách khắc phục:

Hiện tượng sốc tải nạp trong bể bùn hoạt tính: 

Bể bùn xuất hiện nhiều bọt sậm màu, nước thải sau lắng đục. Hiện tượng này có thể xử lý bằng cách giảm lưu lượng nước thải đầu vào và cân bằng dinh dưỡng

Hiện tượng bùn nổi ở bể lắng:

Nguyên nhân do thời gian lưu bùn quá lâu tại bể lắng, gây ra hiện tượng phân hủy yếm khí tại bể lắng khiến bùn nổi lên trên bề mặt. Để xử lý vấn đề này có thể tăng hoàn lưu hoặc thải bỏ bùn

Mùi hôi phát ra từ hệ thống:

Là tình trạng phân hủy yếm khí trong bể điều hòa do thiếu không khí và khuấy trộn kém, tạo ra những vùng thiếu Ô-xy, làm chất ô nhiễm lắng xuống và phân hủy. Có thể khắc phục bằng cách tăng cường khuấy trộn và sục khí để cung cấp đủ Ô-xy

Bùn có màu nâu nhạt, tạo lớp bọt dày, lắng kém và nhiều bông cặn lơ lửng:

 Hiện tượng này xảy ra là do tuổi bùn quá thấp và tỉ lệ thức ăn/vi sinh vật (F/M) cao. Có thể giải quyết bằng cách giảm thải bỏ và tăng hoàn lưu bùn, vận hành ở tỉ lệ F/M thấp

Bùn có màu nâu sậm hoặc đen, có bọt sậm màu và nhớt, lắng rất nhanh:

Bùn màu nâu sậm hoặc đen
Bùn màu nâu sậm hoặc đen

Hiện tượng xảy ra do tuổi bùn đã già và tỉ lên F/M thấp. Có thể giải quyết bằng cách tăng cường thải bỏ bùn và bổ sung thức ăn cho vi sinh trong bể bùn hoạt tính

Công tác tái vận hành có vai trò quan trọng, quyết định khả năng hoạt động bình thường và ổn định của hệ thống. Trong quá trình tái vận hành, nhân viên sẽ kiểm tra, theo dõi hệ thống thường xuyên để khắc phục ngay những sự cố, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả của doanh nghiệp.

Công ty TNHH Công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng cung cấp dịch vụ tư vấn miễn phí về công tác vận hành cho các chủ đầu tư có nhu cầu.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cung cấp những dịch vụ về tư vấn xây dựng,vận hành, bảo trì bảo dưỡng, cung cấp hóa chất cho các hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo hỗ trợ quý khách hàng an tâm tái hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả và ổn định sau thời gian ngừng nghỉ do dịch bệnh Covid–19 vừa qua!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

Hotline: 0913762386 

Website: https://vuhoangent.com/

 Email: [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *