Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản nhất

Có 3 loại nước thải phổ biến nhất cần được xử lý bao gồm: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và nước thải y tế. Trong đó nước thải sinh hoạt là loại ít độc hại nhất nhưng lại là loại chiếm khối lượng nhiều nhất. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt gây ra, người ta thường xây dựng các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản, giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian xử lý.

Đặc điểm của nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt có đặc điểm gì?
Nước thải sinh hoạt có đặc điểm gì?

Nước thải được sinh ra trước, trong và sau các quá trình này đều là nước thải sinh hoạt:

  • Nước có trong chất thải của con người thải ra như phân, nước tiểu, máu, chất dịch cơ thể, giấy vệ sinh đã sử dụng, khăn ướt, … gọi chung là nước thải đen
  • Nước thải Rò rỉ từ bể phốt, ống xả bể phốt…
  • Nước tẩy rửa (nước thải sinh ra từ các hoạt động như tắm rửa cá nhân, tẩy rửa quần áo, nước vệ sinh sàn nhà, nước thải nấu ăn…) thường được gọi chung là nước thải xám.
  • Các chất thải dạng lỏng còn tồn dư trong nguồn nước như: Dầu ăn, nước uống, thuốc trừ sâu, dầu nhờn bôi trơn, nước sơn, hóa chất tẩy rửa … vv. Các chất này còn gọi là chất thải thặng dư còn tồn đọng dưới dạng lỏng.

Nước thải sinh hoạt hiện nay đều được xả qua hệ thống ống, cống thoát nước. Ở vùng nông thôn sẽ chảy ra ao, hồ, kênh rạch… Tuy nhiên, đối với khu dân cư ở những thành phố lớn, những cơ sở kinh doanh có quy mô lớn thì nước thải được dẫn tập trung đến đơn vị quản lý nước khu đô thị. Tại đây sẽ có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trước khi thải ra môi trường.

Nước thải sinh hoạt có 2 thành phần chính đó là nước thải từ chất bài tiết và từ nhà bếp, hoạt động sinh hoạt. Do vậy, nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ, chất tẩy rửa, dầu mỡ… Chủ yếu trong nước thải sinh hoạt đó là các chất hữu cơ. Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động từ 150 – 450 mg/l. Trong đó bao gồm các hợp chất protein (40 -45%), hydrocacbon (45 – 50%). Trong đó, các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học chiếm từ 20 – 40%. Đây là thách thức trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.

Lợi ích của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt chuẩn

Mô hình xử lý nước thải thường kết hợp sử dụng các phương pháp xử lý để đảm bảo hiệu quả lọc nước. Tuy vậy, các phương pháp có thể chia thành quy trình tái sinh và phá hủy tùy thuộc vào thành phần nước thải sau khi xử lý có còn chứa chất ô nhiễm hay không.

Nước thải được xử lý giúp bảo vệ môi trường nước và môi trường đất trong tự nhiên. Trong đó nước là thành phần quan trọng trong cuộc sống con người và sản xuất. Vì thế, sức khỏe của con người cũng được bảo vệ, tránh việc nhiễm các chất độc hại từ nước thải ngấm vào lòng đất.

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt là một tổ hợp các thiết bị tối quan trọng đối với cá nhân, tổ chức, khu vực sinh sống.

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản

Với từng quy mô, tính chất đặc trưng của khu vực xử lý, hệ thống xử lý nước thải sẽ được điều chỉnh quy trình vận hành khác nhau. Dưới đây, Vũ Hoàng sẽ giới thiệu quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản nhất.

Bước 1: Lọc các dầu mỡ, chất rắn có kích thước lớn bằng song chắn rác trước khi dẫn nước vào hệ thống. Sau đó làm ổn định nồng độ PH đến một mức độ nhất định. Bước này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý nước thải sau đó.

Lọc rác, những thành phần kích thước lớn bằng song chắn rác
Lọc rác, những thành phần kích thước lớn bằng song chắn rác

Bước 2: Sử dụng phương pháp oxy hóa để khử BOD và COD. Tại đây sẽ xảy ra quá trình nitrat hóa, phân hủy các chất hữu cơ thành CO2, H2O, CH4,… Đồng thời xử lý các sinh vật có nguồn thức ăn là các chất hữu cơ.

Bước 3: Loại bỏ những chất lơ lửng, các chất bị nhiễm khuẩn còn lại trong nước thải bằng biện pháp cơ học. Tại bước này, nước được chuyển đến bể lắng để loại bỏ các chất cặn bùn còn sót lại.

Bước 4: Khử diệt các vi khuẩn có hại bằng phương pháp khử trùng, điều chỉnh độ pH. Lọc các chất cặn còn sót lại trước khi thải nước ra môi trường. Bùn cặn sẽ được dần vào bể chứa bùn để thải ra ngoài.

Trên đây là một số thông tin về vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Nếu quý doanh nghiệp có bất kì thắc mắc nào về quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, đừng quên liên hệ ngay hotline  0913762386  của Vũ Hoàng để được tư vấn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *