So sánh công việc vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp

Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là 2 loại nước thải chiếm khối lượng lớn, gây ô nhiễm chính cho nguồn nước chung. Do đặc tính nước thải khác nhau nên khi vận hành hệ thống xử lý 2 loại nước thải này cũng khác nhau. Cụ thể là:

1 Đối với việc vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Ngoài thực tế, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đa phần áp dụng công nghệ xử lý sinh học bằng bùn hoạt tính dòng liên tục (AO – Anoxic, Oxic) hoặc xử lý gián đoạn theo mẻ (SBR).

Việc sử dụng bùn hoạt tính để xử lý nước thải nên yếu tố chính cần lưu ý đến nồng độ, chất lượng bùn hoạt tính và thành phần, tính chất nước thải đầu vào. Các vi sinh vật trong các bể sử dụng các chất dinh dưỡng làm thức ăn để sinh ra sinh khối từ đó giảm chất ô nhiễm trong nước thải.\

Các công việc cần thực hiện

– Đầu tiên phải có sổ tay vận hành ghi lại các công việc trong lúc vận hành, các sự cố xảy ra, các biến động có thể để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.

Ghi sổ tay vận hành là công việc bắt buộc khi vận hành hệ thống

Ghi sổ tay vận hành là công việc bắt buộc khi vận hành hệ thống- Kiểm tra tình trạng các thiết bị, máy móc, bơm đầu ca làm việc. Tránh hiện tượng các thiết bị, máy móc bị hư trong thời gian dài ảnh hưởng sẽ rất lớn đối với hệ thống xử lý và chất lượng nước thải sau xử lý.

– Kiểm tra các phao và các van điều khiển trong hệ thống trong ca làm việc thường xuyên vì phao và van điều khiển truyền tải tín hiệu để điều khiển toàn bộ các thiết bị trong hệ thống hoạt động.

– Kiểm tra mức nước trong bể điều hòa: nhằm theo dõi và kiểm soát lưu lượng đầu vào trong quá trình xử lý tránh trường hợp tràn nước hay sốc tải hệ thống xử lý.

– Kiểm tra hoạt động của các thiết bị bơm nước thải: Định kỳ theo dõi dòng điện, điện áp và lưu lượng nước đối với từng thiết bị bơm.

– Kiểm tra hoạt động của máy thổi khí: kiểm tra xem có tiếng động bất thường, mức dầu bôi trơn, dây curoa và áp suất trong đồng hồ đo áp gắn ở đầu máy thổi khí.

– Đặc biệt chú ý kiểm tra hàm lượng bùn hoạt tính và chất lượng bùn hoạt tính. Đây là giai đoạn quyết định quá trình xử lý nước thải có đạt hay không nên phải vô cùng chú ý. Có thể lấy mẫu bùn ở cả hai giai đoạn Anoxic và Oxic, lấy nước thải trong quá trình xử lý sinh học cho vào ống đong 1000ml để lắng trong 30 phút sau đó quan sát bằng mắt. Xem xét hàm lượng bùn trong nước thải bằng bao nhiêu, nước thải lắng với chất lượng thế nào, màu bùn và tình trạng bông bùn sau lắng.

* Hàm lượng bùn SV30 = 10% – 40% tùy thuộc vào tính chất nước thải đầu vào. Màu bùn đẹp nhất của nước thải sinh hoạt là màu nâu đỏ, nếu hàm lượng bùn quá thấp cần thực hiện biện pháp bổ sung vi sinh hoặc đánh giá thay mới bùn nước chất lượng bùn không còn đảm bảo.

Muốn vận hành tốt một hệ thống xử lý nước thải điều cần thiết nhất phải biết xử lý các sự cố xảy ra. Nếu giải quyết sự cố nhanh, hiệu quả hệ thống xử lý vận hành tốt với chất lượng và tuổi thọ thiết bị cao.

2 Đối với các hệ thống xử lý nước thải các ngành sản xuất công nghiệp

Ngoài một số ngành sản xuất có thể xử lý chỉ bằng phương pháp sinh học. Đa số các ngành sản xuất công nghiệp đều phải áp dụng công nghệ Hóa lý: keo tụ, tuyển nổi, lắng lọc, oxy hóa… cùng kết hợp quá trình xử lý sinh học mới có thể đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra.

Với các hệ thống nước thải sản xuất công nghiệp yêu cầu người vận hành có chuyên môn cao hơn, nhân viên vận hành hệ thống xử lý nước thải phải am hiểu về mặt công nghệ, nguyên lý của các quá trình xử lý chính.

Quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải chính bao gồm:

– Đầu tiên phải có sổ tay vận hành: ghi lại các công viêc trong lúc vận hành, các sự cố xảy ra, các biến động có thể để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục kịp thời.

– Pha hóa chất

– Theo dõi và kiểm soát các chỉ số của nước thải đầu vào như: pH, nhiệt độ, lưu lượng…

– Kiểm tra tình trạng các thiết bị, máy móc, bơm đầu ca làm việc. Tránh hiện tượng các thiết bị, máy móc bị hư trong thời gian dài ảnh hưởng sẽ rất lớn đối với hệ thống xử lý và chất lượng nước thải sau xử lý.

– Kiểm tra hoạt động của các thiết bị như: Bơm nước thải, bộ đo pH, máy khuấy, bơm định lượng…

– Kiểm tra quá trình tạo bông trong bể phản ứng bằng mắt thường hoặc bằng các thiết bị Jartest trong trường hợp nồng độ đầu vào nước thải có sự biến động theo ngày để điều chỉnh lượng hóa chất xử lý cho phù hợp.

– Kiểm tra bông bùn trong ngăn keo tụ, tạo bông đảm bảo tốc độ quay mô tơ vừa đủ xáo trộn không quá nhanh vì sẽ làm vỡ bông bùn.

Kiểm tra các bể phản ứng trong hệ thống
Kiểm tra các bể phản ứng trong hệ thống

– Kiểm tra bơm định lượng hóa chất, van điều khiển vì hóa chất quyết định rất lớn đến giai đoạn xử lý tiếp sau nó.

– Đối với các hệ thống có áp dụng công nghệ xử lý sinh học sau bước Hóa lý phía trên: phải thực hiện các bước kiểm tra giống như hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt phía trên, tức là phải kiểm tra nồng độ bùn hoạt tính, quá trình tuần hoàn bùn…

– Tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất công nghiệp mà một số chỉ tiêu trong nước thải sẽ được chú ý hơn, người vận hành cần nắm rõ nguyên lý để kiểm soát tốt quá trình xử lý nước thải.

Trên đây là những công việc khi vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Nếu bạn đang cần tìm một đơn vị cung cấp dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải uy tín thì hãy gọi ngay cho chúng tôi. Vũ Hoàng sẽ luôn đảm bảo đem đến chất lượng dịch vụ cũng như sự hài lòng tới quý khách hàng.

Địa chỉ liên hệ: 

Hotline: 0913762386 

 Email: [email protected]

Website: https://vuhoangent.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *