VẬN HÀNH HỆ THỐNG LỌC SINH HỌC NHỎ GIỌT NHƯ THẾ NÀO?

Vận hành hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt yêu cầu cần phải theo dõi thường xuyên, kiểm soát các quá trình thử mẫu và kiểm tra, đồng thời tính toán kiểm soát các quá trình. Các công việc cụ thể gồm:

1 Theo dõi vận hành

Lớp màngngười vận hành phải kiểm tra độ dày của lớp màng để đảm bảo nó mỏng và đồng bộ hoặc dày và nặng (cho biết chất hữu cơ quá nặng). đồng thời, việc vận hành còn quan tâm đến màu sắc của lớp màng. Lớp màng màu xanh là bình thường, màu xanh đen hoặc màu đen cho biết chất hữu cơ quá tải, những màu khác có thể cho biết nồng độ nước thải công nghiệp hoặc các chất hóa học thêm vào hệ thống. Cần kiểm tra sự tăng trưởng bể mặt phụ của lớp màng để đảm bảo nó vẫn hoạt động tốt (mỏng và trong mờ); nếu sự tăng trưởng dày và tối cho thấy chất hữu cơ đã quá tải.

Kiểm tra lớp màng
Kiểm tra lớp màng

Lưu lượngsự phân phối lưu lượng dòng thải phải được kiểm tra để đảm bảo vận hành đồng bộ. Ngoài ra cũng cần quan tâm đến sự thoát nước của hệ thống.

Bộ phân phốicần phải đồng bộ và phẳng. Bộ phân phối phải được kiểm tra để tránh sự rò rỉ.

Lớp đệm: kiểm tra để đảm bảo vận hành đồng bộ.

2 Kiểm soát các quá trình thử mẫu và kiểm tra để bảo đảm sự hoạt động hiệu quả của hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt, mẫu thử và thời gian là rất quan trọng.

Lọc dòng vào: kiểm tra các thông số: DO, pH, nhiệt độ, các chất rắn có thể lắng, BOD, chất rắn lơ lửng và các kim loại.

 Lưu lượng tái tuần hoàn: các thông số cần kiểm tra: DO, pH, tốc độ dòng chảy, và nhiệt độ.

Lọc dòng ra: kiểm tra DO, pH và bình.

Quá trình thải: kiểm tra DO, pH, các chất rắn có thể lắng, BOD và các chất rắn lơ lửng.

3 Các vấn đề thường gặp trong quá trình vận hành và cách khắc phục:

3.1 Hồ

Triệu chứng:
✓ Hình thành các ao hoặc vũng nước nhỏ trên bề mặt của lớp đệm.
✓ Giảm khả năng loại bỏ BOD và TSS.
✓ Xuất hiện mùi khó chịu do điều kiện kỵ khí trong lớp đệm.
✓ Lớp đệm có lưu lượng khí nghèo. Nguyên nhân:
✓ Tải lượng thủy lực không đủ để đảm bảo lớp đệm sạch bằng phẳng.
✓ Dòng thải tuần hoàn không đủ để cung cấp cho sự pha loãng.
✓ Lớp đệm không đồng bộ, hoặc đồng bộ nhưng quá nhỏ.
✓ Sự phân hủy lớp đệm do thời tiết.
✓ Các vật liệu vụn (lá, que, …) hoặc các sinh vật sống cản trở các chỗ trống.

Khắc phục:
✓ Loại bỏ tất cả các vật liệu bụi kể trên ra khỏi vật liệu đệm.
✓ Gia tăng dòng tuần hoàn để tăng khả năng pha loãng trong hệ thống.
✓ Sử dụng dòng nước có áp suất cao để thay đổi và làm đầy diện tích hồ.
✓ Làm khô lớp vật liệu đệm. Khi dòng chảy ngưng đi qua lớp đệm, lớp màng sẽ khô và lỏng ra. Khi dòng chảy bắt đầu lại, lớp màng lỏng ra đó sẽ theo dòng chảy ra ngoài lớp đệm. Thời gian khô sẽ phụ thuộc vào độ dày của lớp màng và yêu cầu chuyển hóa, thông thường từ vài giờ đến vài ngày.

3.2 Mùi

Mùi hôi từ hệ thống
Mùi hôi từ hệ thống

Thông thường, mùi phát sinh thường cho biết hoạt động của hệ thống có vấn đề. Nguyên nhân:
✓ Thừa lượng chất hữu cơ do chất lượng lọc dòng ra kém, hoạt động xử lý sơ cấp kém và kiểm soát quá trình xử lý bùn họat tính không tốt là nguyên nhân gây nên hiện tượng BOD cao trong dòng tái tuần hoàn.
✓ Thông khí kém
✓ Thiết bị lọc bị quá tải. Khắc phục:
✓ Tính toán hoạt động của quá trình xử lý sơ cấp
✓ Tính toán và điều chỉnh kiểm soát quá trình xử lý bùn họat tính để làm giảm lượng BOD.
✓ Tăng tốc độ tái tuần hoàn để tăng DO trong dòng chảy vào hệ thống.
✓ Duy trì điều kiện thông khí ở dòng vào hệ thống.
✓ Thêm khoảng 1 – 2mg.l chlorine dư trong mỗi giờ khi lưu lượng dòng chảy thấp.

3.3 High Clarifier Effluent SS và BOD:

Triệu chứng:
✓ Dòng ra từ quá trình lọc nhỏ giọt có nồng độ các chất rắn lơ lửng khá cao.
Nguyên nhân:
✓ Dòng tái tuần hoàn khá cao, do tải lượng thủy lực của bể lắng.
✓ Màng ngăn của bể lắng bị ăn mòn hoặc bị phá hỏng.
✓ Thiết bị thu gom bùn bị hỏng hay bị trục trặc.
✓ Tốc độ rút bùn không thích hợp.
✓ Tải lượng các chất rắn thừa. Khắc phục:
✓ Kiểm tra tải lượng thủy lực và điều chỉnh lưu lượng tái tuần hoàn nếu tải lượng thủy lực quá cao.
✓ điều chỉnh dòng chảy để đảm bảo cân bằng với sự phân bố.
✓ Kiểm tra thiết bị loại bỏ bùn. Sữa chữa các thiết bị bị hư hỏng.
✓ Kiểm tra chiều sâu lớp bùn và nồng độ các chất trong bùn, điều chỉnh tốc độ loại bỏ bùn và/hoặc thường xuyên duy trì điều kiện hiếu khí trong bể lắng.
✓ Xác định nhiệt độ trong bể lắng ở nhiều thời điểm khác nhau.

3.4 Filter flies

Triệu chứng:
✓ Lọc nhỏ giọt và diện tích xung quanh là môi trường thích hợp cho một lượng lớn các sinh vật rất nhỏ bay được sinh sống.
Nguyên nhân:
✓ Tái tuần hoàn không hiệu quả
✓ điều kiện khô và ẩm gián đoạn
✓ Thời tiết ấm. Khắc phục:
✓ Tăng tốc độ tái tuần hoàn để duy trì tải trọng thủy lực tối thiểu là 0,07m3/m2.ngày.
✓ Làm sạch các bề mặt thành bể lọc và loại bỏ cỏ dại, bụi cây, … quanh bể lọc.
✓ Duy trì liều lượng tác chất trong bể lọc với nồng độ chlorine thấp (<1mg/l). điều này sẽ giúp phá hủy các ấu trùng.
✓ Làm khô lớp đệm lọc trong vài giờ.
✓ Làm ngập nước bể lọc trong 24 giờ.

3.5 Freezing

Nguyên nhân:
✓ Tái tuần hoàn làm gia tăng hoặc giảm nhiệt độ các giọt nước.
✓ Gió thịnh hành gây nên sự mất nhiệt.
✓ đôi khi các tác chất thêm vào nước thải quá nhiều và quá lâu cũng gây hiện tượng đông lạnh.
Khắc phục:
✓ Giảm sự tuần hoàn tới mức có thể để hạn chế ảnh hưởng của sự lạnh.
✓ Vận hành 2 bể lọc song song để làm giảm sự mất nhiệt.
✓ Phủ lớp đệm để giảm sự mất nhiệt.

Việc vận hành hệ thống lọc sinh học nhỏ giọt ngoải ra còn nhiều những công việc khác có thể chưa được nêu trong bài viết này. Nếu quý bạn đọc quan tâm hay có bất kỳ thắc mắc nào đến vận hành hệ thống xử lý nước thải thì hãy để Vũ Hoàng giải đáp cho bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *