Showing all 6 results

XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Vũ Hoàng đơn vị chuyên cung cấp giải pháp xử lý nước thải sẽ giới thiệu đến bạn một cách tổng quan nhất về xử lý nước thải sinh hoat/ đô thị.

1. NƯỚC THẢI SINH HOẠT LÀ GÌ?

Nước thải tên tiếng anh là WastewaterLà tất cả các loại nước sau khi sử dụng được thải ra từ hoạt động của người dân ở các khu vực: đô thị, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, cơ quan, cộng đồng dân cư,…

Hiện nay tại các thành phố lớn, tình trạng nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm đang ngày càng lan rộng. Nguyên nhân là do trong nước thải sinh hoạt chứa nồng độ cao BOD5, COD, Ni-tơ và Phốt pho. Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn chứa một yếu tố gây ô nhiễm như các mầm bệnh được lây truyền bởi các loại virus, vi khuẩn có trong phân.

2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH

Nguồn gốc của nước thải sinh hoạt được quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, theo đó, nước thải sinh hoạt là nước thải từ:

– Hộ gia đình;

– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân (trừ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến thuộc các đơn vị vũ trang nhân dân);

– Trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng của các tổ chức, cá nhân không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến;

– Cơ sở: Rửa ô tô, rửa xe máy, sửa chữa ô tô, sửa chữa xe máy;

– Bệnh viện; phòng khám chữa bệnh; nhà hàng, khách sạn; cơ sở đào tạo, nghiên cứu; cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác;

– Các tổ chức, cá nhân và đối tượng khác có nước thải không được quy định tại khoản 2 Điều này.

3. ĐẶC TRƯNG NƯỚC THẢI

Thông số nước thải đầu vào sẽ được lựa chọn dựa trên các báo cáo kết quả khảo sát tính chất nước thải sinh hoạt tại khách sạch, khu dân cư, nhà hàng… Việt Nam và dựa trên kinh nghiệm có sẵn của chúng tôi ở các trạm xử lý nước thải sinh hoạt.

Thông số ô nhiễm được thể hiện qua bảng 1 như sau:

Bảng 1: Tính chất nước thải sinh hoạt trước xử lý

STTThông sốĐơn vịGiá trị
1pH5 – 9
2BOD5 (200C)mg/l300
3Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)mg/l200
4Amoni (tính theo N)mg/l35
5Tổng Nitơmg/l75
6Phosphat (PO43-) (tính theo P)mg/l8 – 15
7Dầu mỡ dộng thực vậtmg/l60 – 160
8ColiformsMPN/ 100ml900  103

4. MỨC ĐỘ XỬ LÝ

Mức độ yêu cầu xử lý nước thải của Hệ Thống Xử Lý Nước Thải phụ thuộc vào mục đích nguồn tiếp nhận. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, dẫn ra môi trường tiếp nhận.

Bảng 2 – Yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý

STTChỉ tiêuĐơn vịQCVN 14:2008/BTNMT
Cột ACột B
1pHmg/l5 – 95 – 9
2BODmg/l3050
3TSSmg/l50100
4TDSmg/l5001000
5Sunfua (tính theo H2S)mg/l1.04.0
6NH3 – Nmg/l510
7NO3 -Nmg/l3050
8Dầu mỡ động thực vậtmg/l1020
9Tổng các chất hoạt động bề mặtmg/l510
10PO43- – Pmg/l610
11Tổng ColiformMPN/100ml3.0005.000

 5. CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt hiện nay:

Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt bao gồm các bước như bảng 1.3:

Bảng 3Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt

Bước xử lýMô tả
Tiền xử lýLoại bỏ các thành phần trong nước thải như rác, gỗ, các vật nổi, cát, dầu mỡ có thể ảnh hưởng đến quá trình vận hành của nhà máy XLNT.
Xử lý sơ bộLoại bỏ một phần SS và một phần chất ô nhiễm hữu cơ khỏi nước thải
Xử lý sơ bộ cấp 2Loại bỏ một phần SS và một phần chất ô nhiễm hữu cơ khỏi nước thải, thường là thêm hóa chất keo tụ
Xử lý thứ cấpLoại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy sinh học (hòa tan và lơ lửng) và SS.
Xử lý thứ cấp với quá trình loại N, PLoại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ có thể phân hủy sinh học (hòa tan và lơ lửng) và SS, và các chất dinh dưỡng (N, P).
Xử lý cấp 3Loại bỏ SS dư (sau xử lý thứ cấp) bằng phương pháp lọc. Khử trùng cũng là một phần của xử lý cấp 3. Loại bỏ N, P (trường hợp xử lý thứ cấp chưa đạt yêu cầu theo quy định) cũng nằm trong bước xử lý này.
Xử lý nâng caoLoại bỏ các chất còn dư dạng hòa tan hoặc lơ lửng sau quá trình xử lý sinh học thông thường khi yêu cầu cho tái sử dụng.

Nguồn: Metcalf & Eddy, Wastewater Engineering: Treatment and Reuse, Mc Graw Hill Fifth Edition 2013, 2013, pp. 27-227,545-1034.

Với nước thải sinh hoạt hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, công nghệ xử lý thường là sự kết hợp của phương pháp xử lý cơ học và phương pháp xử lý sinh học, gồm các bước sau:

Tiền xử lý:

Có nhiệm vụ loại bỏ ra khỏi nước thải tất cả các vật có thể gây tắc, nghẽn đường ống làm hư hại máy bơm và giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau, cụ thể:

Loại bỏ vật lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải: Gỗ, giẻ, bông, vỏ hoa quả làm ảnh hưởng tới quá trình xử lý tiếp theo.

Loại bỏ cặn nặng như cát, mảnh kim loại, thuỷ tinh gây mài mòn cánh bơm, chiếm khối lượng diện tích xử lý lớn, làm gia tăng chi phí vận hành bảo dưỡng của hệ thống.

Loại bỏ phần lớn dầu mỡ: Những chất này đặc biệt nghiệm trong khi xuất hiện trong bể khử nitrat và bể hiếu khí gây ra hiện tượng ngăn cản quá trình xử lý do làm giảm tiếp xúc giữa vi sinh và các chất dinh dưỡng.

Trong tiền xử lý có các thiết bị sau: Tùy vào những công suất khác nhau mà lựa chọn thiết bị cho phù hợp để được hệ thống hoạt động được đồng bộ.

Song chắn rác thô: Loại bỏ rác có kích thước lớn và đặt phía trước đường ống khi vào hệ thống xử lý.

Song chắn rác tinh: Loại bỏ cặn có kích thước nhỏ hơn, những loại cặn này thường gây tắc nghẽn hệ thống phân phối khí và các thiết bị làm thoáng cho các bước xử lý tiếp.

Xử lý sơ bộ:

Có nhiệm vụ lắng cát và tách dầu mỡ ra khỏi nước thải đồng thời điều hoà lưu lượng và nồng độ nước thải. Trong bước xử lý sơ bộ nước được dẫn qua các công trình sau: Bể lắng cát và vớt dầu mỡ, thường đặt sau song chắn rác thô và trước bể điều hoà để loại bỏ cặn thô như cát, sỏi… bảo vệ các thiết bị cơ khí khỏi bị mài mòn.

Bể điều hoà:

Dùng để điều hoà lưu lượng cũng như nồng độ nước thải. Trong bể có hệ thống khuấy trộn đảm bảo hoà tan và điều hòa nồng độ các chất bẩn trong thể tích toàn bể, hạn chế cặn lắng trong bể.

Xử lý sinh học:

Mục đích quá trình xử lý sinh học là sử dụng các hoạt động của vi sinh vật để khử các hợp chất hữu cơ chứa Cacbon, Nitơ và phốt pho trong nước thải. Đây là bước xử lý quan trọng cho nước thải sinh hoạt quyết định chất lượng nước đầu ra.

Có rất nhiều công nghệ khác nhau được áp dụng cho bước xử lý sinh học nước thải: Như dùng bể thổi khí liên tục (aeroten); bể sinh học hoạt động theo mẻ (bể SBR); công nghệ kết hợp quá trình Yếm khí – Thiếu khí – Hiếu khí (AAO); kênh Oxy hoá tuần hoàn; Công nghệ lọc màng MBR. Mỗi công nghệ đều có ưu và nhược điểm khác nhau để lựa chọn công nghệ phù hợp phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: Diện tích bố trí mặt bằng cho phép của hạng mục, Yêu cầu chất lượng nước thải đầu ra, điều kiện con người để có thể vận hành, chi phí xây dựng cho phép và đặc tính của nước thải cần xử lý…

Xử lý bùn cặn trong nước thải:

Xử lý bùn cặn trong nước thải là một thành phần rất quan trọng để có một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh. Bùn cặn sinh ra từ bể lắng, bể tách cát, song chắn rác là những thành phần chính. Tùy vào công suất của hệ thống mà lựa chọn giải pháp xử lý bùn hợp lý, với công suất nhỏ giải pháp thu gom bằng xe chở bùn từ bể chứa bùn đi chôn lấp là một giải pháp hiệu quả và tốn ít chi phí nhất.

Giai đoạn khử trùng:

Giai đoạn này nhằm tiêu diệt vi khuẩn coliforms là giai đoạt bắt buộc để có thể đạt được các thông số cho phép xả thải ra môi trường. Một số giải pháp khử trùng hiện nay thường sử dụng như: Ozone, Zaven, Cl2 hoặc tia cực tím UV.

Xử lý mùi phát tán:

Tùy vào công nghệ áp dụng mà vấn đề mùi sinh ra của hệ thống có mức độ khác nhau, với công suất lớn có thể áp dụng biện pháp xử lý mùi bằng tháp hấp thụ, tháp hấp phụ hoặc sử dụng vi sinh công nghệ Bio-Filter.

Phương án công nghệ của Nhà thầu Vũ Hoàng dựa trên cơ sở sự thành công của công nghệ áp dụng cho các HTXLNT có tính chất & nguồn gốc tương tự như: Khu chức năng đô thị Royalcity – 4.500 m3/ngày, Khu chức năng đô thị Timescity – 5.400 m3/ngày, Khu du lịch Vinpearl – Phú Quốc công suất 2.000m3/ngày, Khu du lịch Grand World – Phú Quốc công suất 7.700 m3/ngày, Dự án Ecopark Văn Giang – công suất 14.200 m3/ngày, …

CÔNG NGHỆ AO-MBBR:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải áp dụng công nghệ AAO- MBBR
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải áp dụng công nghệ AAO- MBBR